Những tượng đài làm xấu thành phố

Những tượng đài làm xấu thành phố
TP - TPHCM được xem là đô thị lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Các công trình hiện đại không ngừng mọc lên tại đô thị thủ phủ phía Nam. Nhưng hầu hết tượng đài của thành phố đem đến cho du khách cảm giác cũ kỹ, lạc hậu, không phù hợp.

> Những cột điện oằn mình chờ gãy

Ảnh 1
Ảnh 1.
 

Theo Sở VH-TT-DL thành phố, TPHCM hiện có 44 tượng đài. Trong đó, tượng đài được xây dựng trước 1975 là 11, sau 1975 là 33. Đa phần các công trình được thực hiện bằng chất liệu bê tông cốt thép, ngày càng tỏ ra thô kệch, không phù hợp với cảnh quan. Chưa có tượng đài nào xứng đáng với tầm vóc của thành phố đông dân nhất và là trung tâm kinh tế- thương mại của cả nước.

Tượng đài tọa lạc tại một địa danh nổi tiếng (hồ Con Rùa), điểm giao cắt Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch, thực chất là một khối bê tông xám xịt, thô ráp. Nhiều người nói không hiểu nó biểu trưng cho cái gì. (ảnh 1:chụp chiều 9-8)

Những tượng đài làm xấu thành phố ảnh 2
 

Tượng đài Thánh Gióng (cuối ngã sáu Cách Mạng Tháng Tám) dù khá nhỏ, không phù hợp với tầm vóc của nhân vật, nhưng khối hình thù ấy vẫn đủ làm tối sầm một góc đường, giữa khung cảnh nhộn nhạo của một đoạn đường đông đúc. (ảnh 2: chụp chiều 9-8)

Những tượng đài làm xấu thành phố ảnh 3
 

Khó ai biết khối bê tông xỉn màu này (ngã 7 Lý Thái Tổ) là Tượng đài Kỷ niệm truyền thống đấu tranh của công nhân lao động TPHCM . (ảnh 3: chụp chiều 9-8)

Những tượng đài làm xấu thành phố ảnh 4
 

Tượng Lý Thái Tổ (giao lộ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Chí Thanh) vừa nhỏ, vừa xỉn màu thời gian vì chất liệu gạch vôi thông thường. Người đi đường, trong khung cảnh điểm giao lộ của 6 ngã rẽ, không thể và không có đủ thời gian để chiêm ngưỡng nhân vật chính trên đỉnh tượng đài và cái đập vào mắt họ là khối bê tông gạch vôi loang lổ nơi chân đế. (ảnh 4: chụp chiều 9-8)

Những tượng đài làm xấu thành phố ảnh 5
 

Tượng chiến thắng Ngọc Hồi với hình tượng vua Quang Trung nhỏ xíu được đặt ngay cổng chợ Nguyễn Tri Phương (quận 5), xung quanh là quán xá, hàng rong, rất không phù hợp. (ảnh 5: chụp chiều 9-8)

Về tình trạng tượng đài ở TPHCM chưa xứng tầm với quy mô cũng như tầm quan trọng của thành phố, đóng góp chưa nhiều vào bộ mặt mỹ quan đô thị, các quan chức của Sở VH-TT-DL TPHCM nói đã nhận thức được từ lâu. Thành ủy, UBND TPHCM cũng đã có nhiều chỉ đạo cho các ngành chức năng (Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Hội Mỹ thuật TP, Sở VH-TT-DL …) nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo thành phố hướng đầu tư xây dựng tượng đài, theo lời phó giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM Lê Tôn Thanh.

Cách đây hơn 3 năm, Sở VH-TT-DL TPHCM cũng tiến hành đợt khảo sát, đánh giá hiện trạng các tượng đài ở thành phố. Đã có cả chục hội thảo về vấn đề tượng đài được tổ chức. Nhưng hình ảnh của tượng đài thành phố đến hôm nay vẫn chưa được cải thiện là bao vì “việc quy hoạch, chọn vị trí ở đâu là cả một vấn đề”, như lời ông Thanh.

Đó là chưa kể tình trạng mà một số nhà chuyên môn gọi là làm tượng đài theo kiểu “lấp chỗ trống”: Sau khi phát triển khu đô thị, thấy trống chỗ nào thì nghĩ đến chuyện trám vào đó một tượng đài.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG