Sau video nhạc, xuất hiện... video thơ

TPO - Poem Video “Bão” - được xây dựng dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Đoàn Ngọc Thu bằng cách phiên dịch ngôn ngữ thi ca qua ngôn ngữ hình ảnh - đã trở thành tác phẩm mở đường cho thể loại nghệ thuật mới lạ tại Việt Nam.

Video thơ (Poem Video) “Bão” được lấy cảm hứng từ bài thơ “Bão” trong tập “Vé một lượt” của Đoàn Ngọc Thu do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Video lấy bối cảnh Gallery39 (phố Lý Quốc Sư, Hà Nội), với sự tham gia của Nguyễn Thu Trang - nhân vật “em”; Phạm Kỳ Nam - nhân vật “anh” và do đích thân họa sĩ Lê Thiết Cương làm giám đốc nghệ thuật.

Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ: “Đã có nhiều MV (Music Video) được thực hiện, nhưng thể loại này với thơ thì chưa ai làm. Đó là một trong những nguyên nhân gây hứng thú cho chúng tôi. Tất nhiên lý do chính vẫn là “Bão” có quá nhiều gợi ý về mặt hình ảnh. Chúng tôi không minh họa cho “Bão” bởi vì ngay cả có muốn thì cũng không thể minh họa được. Chúng tôi phiên dịch ngôn ngữ thi ca qua ngôn ngữ hình ảnh theo cách cảm riêng về “Bão”, nên có thể coi video “Bão” là một tác phẩm nghệ thuật độc lập.”

Sau video nhạc, xuất hiện... video thơ ảnh 1

Poem Video "Bão" của Đoàn Ngọc Thu và Lê Thiết Cương gắn liền với hình ảnh cánh cửa.

Nói một cách đơn giản, nếu như những Music Video sử dụng hình ảnh để minh họa cho lời nhạc, thì ở Poem Video, cả hình ảnh và âm thanh sẽ được kết hợp để đưa câu chuyện trong thơ trở thành một bộ phim sống động, theo cách cảm nhận riêng của người thực hiện về những câu chữ của nhà thơ.

Anh mang giông bão đập vào cánh cửa yên bình của em

Khuôn mặt mệt mỏi và buồn bã
“Khép cửa, đón anh vào đi,
bão giông ở lại phía sau rồi…”

Poem Video “Bão” mở đầu bằng hình ảnh cánh cửa, với đôi mắt suy tư của “em”, và ngoài cửa là hình ảnh “anh” chìm trong khói thuốc với đôi vai trĩu nặng. Liên tục sau đó là hình ảnh những cánh cửa mở ra - đóng vào, dẫn lối đưa hai nhân vật chính bước vào cuộc đời của nhau và cũng đưa chính những bão giông tưởng chừng đã bị bỏ lại ngoài cửa vào cuộc đời của “anh” và “em”.

Sau video nhạc, xuất hiện... video thơ ảnh 2

Ê-kíp thực hiện Poem Video "Bão"

“Từ Video Art “Về Một” mà anh Cương đã thực hiện trong năm 2014 với ca sĩ Văn Mai Hương, tôi bỗng nghĩ rằng, sao ko làm thế với thơ? Đem ý nghĩ đó chia sẻ với Lê Thiết Cương, anh bảo, anh đã nghĩ đến điều đó từ rất lâu nhưng sợ các nhà thơ không dám, không thích với thể loại còn mới lạ này. Tôi có hỏi Cương, theo anh nếu thơ của em thì anh sẽ chọn bài nào, Cương trả lời ngay tắp lự: “Bão”. Và thế là “dự án Bão” hình thành.” - nhà thơ Đoàn Ngọc Thu chia sẻ.

Trailer poem video "Bão"

Poem Video “Bão” sẽ được in thành 50 bản để phát hành nhằm gây quỹ. Bởi vậy, nó không có mang ý nghĩa là bán-mua, mà là sự ủng hộ thiện tâm của những người yêu thơ ca, yêu sự sáng tạo nghệ thuật, yêu Lê Thiết Cương và Đoàn Ngọc Thu để cùng tham gia hoàn thiện con đường đi học cho các trẻ nhỏ thôn Đồng Mậm, Bắc Giang.

Hồ thủy lợi Cấm Sơn chia cắt xã Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) thành năm thôn khác nhau, trong đó thôn Đồng Mậm nằm biệt lập, bị cô lập từ mọi phía.

Hàng ngày, học sinh tại điểm trường Đồng Mậm-thuộc trường tiểu học Sơn Hải (xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) phải vừa đi bộ, vừa chèo thuyền khoảng hai giờ đồng hồ qua hồ thủy lợi Cấm Sơn để tới lớp học trong mọi điều kiện thời tiết.

Vì vậy, ước mơ lớn nhất của thầy và trò nơi đây là có một con đường bộ để hành trình đến với con chữ của các em nhỏ được thuận tiện hơn.

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.