Tác giả 'Giết con chim nhại' lại gây sốt

Bìa quyển Go set a watchman.
Bìa quyển Go set a watchman.
TP - Cuốn tiểu thuyết thứ hai của nữ nhà văn Harper Lee ra mắt ngày 14/7, 55 năm sau Giết con chim nhại lập tức gây sốt và cũng không ít tranh cãi.

Xuất bản Go set a watchman (Bố trí người canh gác) được xem là hiện tượng toàn cầu, với 2 triệu bản in lần đầu và có mặt trên 70 quốc gia. Lượng độc giả đặt hàng trước trên Amazon cũng thuộc vào hàng kỷ lục-được đặt hàng nhiều nhất sau khi xuất bản Harry Potter. Các hiệu sách cũng mở cửa đón khách hàng từ nửa đêm, rạng sáng 14/7. Cuốn tiểu thuyết ra đời nửa thế kỷ trước, Giết con chim nhại trở thành một trong những hiện tượng xuất bản thành công, hơn 40 triệu bản sách bán hết và thu hút độc giả nhiều thế hệ, là cuộc phiêu lưu của cô bé da trắng Scout 8 tuổi sống ở thị trấn Alabama những năm 1930, chứng kiến câu chuyện về phân biệt chủng tộc.

Go set a watchman lấy bối cảnh 20 năm sau đó với cùng những nhân vật năm xưa, nhưng giờ Scout với tên gọi mới Jean Louise Finch, 26 tuổi sống ở thành phố New York. Số phận cuốn tiểu thuyết được Harper Lee khẳng định với New York Times: “Giữa những năm 1950, tôi hoàn thành cuốn sách và tôi thấy nó sẽ thành công. Biên tập viên của tôi thích những hồi ức của Scout về tuổi thơ hơn, thuyết phục tôi viết một cuốn tiểu thuyết khác (Giết con chim nhại). Tôi mới vào nghề, nên làm điều họ nói với mình. Tôi không nghĩ là bản thảo đầu tiên này sẽ sống sót, tôi hạnh phúc khi người bạn và luật sư Tonja Carter tìm thấy nó. Sau khi chần chừ khá lâu, tôi đưa cho những người tin tưởng đọc và thật sung sướng khi theo họ, cuốn này đáng để xuất bản”.

Tờ Wall Street Journal Guardian đăng tải năm trang của chương đầu tiên tiểu thuyết Go set a watchman vài ngày trước khi sách tới tay độc giả.  Thoạt tiên cuốn tiểu thuyết có vẻ không gây chú ý: Được coi như phần tiếp theo của Giết con chim nhại, vẫn giọng kể chuyện của Scout và các nhân vật: anh trai Jeremy, ông bố là luật sư Atticus Finch. Độc giả cũng thấy được thành phố Maycomb, rất giống với phong cảnh Alabama của Giết con chim nhại.  Tờ Guardian khẳng định, chỉ qua 5 trang đầu tiên, người đọc có thể tìm thấy tinh thần và phong cách Harper Lee: Sự mô tả tỉ mỉ từng chi tiết, một số lời chỉ trích xã hội, thoại sắc sảo. Có người cho rằng cuốn sách mới chỉ là bản nháp của Giết con chim nhại. Tuy nhiên, Giết con chim nhại chia hai phần gồm 30 chương, còn Go set a watchman gồm 7 phần và 19 chương. Chỉ một vài đoạn trùng nhau rất chính xác giữa hai cuốn sách chính là cảnh tả cảnh, văn hóa lịch sử của Maycomb và Alabama.

Theo nhận định của tờ báo này, cuốn sách cũng cho thấy liều lượng vừa phải sự mỉa mai, thậm chí pha lẫn tinh thần đấu tranh cho nữ quyền của Harper Lee.

Tranh cãi trái chiều

Chi tiết đầu tiên khiến nhiều người băn khoăn là hình tượng luật sư Atticus Finch-người dũng cảm đấu tranh bảo vệ người da đen khỏi hàm oan- lại tham dự cuộc họp của tổ chức phân biệt chủng tộc Klu Klux Klan. Daily Mail cho rằng có thể xem đây là “vụ bê bối văn chương”. New York Times cho rằng các nhân vật có vẻ thù hận, giọng kể chuyện nặng nề. Los Angeles Times đánh giá cuốn sách là sự giữ lời hứa của tác giả, nhưng lại mang đến cảm giác sụp đổ. Tuy nhiên, tờ Guardian bênh vực, khẳng định cuốn sách phức tạp hơn cuốn Giết con chim nhại.

Theo Theo Figaro, Monde
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.