Tác giả “Hồng Lâu mộng” không phải là Tào Tuyết Cần?

Tác giả “Hồng Lâu mộng” không phải là Tào Tuyết Cần?
TPCN - Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng tác giả "Hồng lâu mộng" không phải là Tào Tuyết Cần mà là một văn nhân cuối đời Minh tên là Hồng Thăng – tác giả của bộ truyện “Trường Sinh điện”.
Tác giả “Hồng Lâu mộng” không phải là Tào Tuyết Cần? ảnh 1
Chân dung Tào Tuyết Cần, người xưa nay vẫn được coi là tác giả của “Hồng Lâu mộng”

Luận điểm này đã gây chấn động giới Hồng học (giới nghiên cứu Hồng lâu mộng).

Nghiên cứu này gần đây gây xôn xao báo chí Trung Quốc và các nước, khu vực nói tiếng Hoa.

Theo giới Hồng học truyền thống thì tác giả “Hồng Lâu mộng” là Tào Tuyết Cần - một văn nhân sống ở thế kỷ XVIII, lấy nguyên mẫu là cuộc sống phồn hoa, tấp nập ở quê ông để sáng tác.

Thế nhưng tại cuộc hội thảo học thuật “Tây Khê văn hoá và “Hồng Lâu mộng” tổ chức mới đây tại Hàng Châu, những người tham dự đã đưa ra một loạt chứng cứ để phản bác một loạt quan điểm trước nay của các nhà Hồng học, trong đó có việc tác giả “Hồng Lâu mộng” không phải là Tào Tuyết Cần, nguyên mẫu của Đại Quan viên chính là Tây Khê – quê hương của Hồng Thăng, nguyên mẫu của 12 người đẹp “Kim Lăng thập nhị kim thoa” chính là “Tiêu Viên thư muội”…

Ông Lưu Mộng Khê, Viện trưởng của Viện Nghiên cứu văn hóa Trung Quốc nói: Phái Tố Cầp trong giới Hồng học ở đại lục đều cho rằng: Tác giả của “Hồng Lâu mộng” không phải là Tào Tuyết Cần mà là Hồng Thăng, một văn nhân cuối đời Minh.

Ông nêu rõ: Thân thế và sự nghiệp của Hồng Thăng đều có ghi rõ trong “Hàng Châu sử chí”, xã hội thời Minh rất cởi mở, giống như chuyện trong “Hồng Lâu mộng”.

Còn Tào Tuyết Cần thì từ trước năm 13 tuổi đã sống ở miền Nam, qua nghiên cứu thấy giữa Tào Dần (ông nội của Tào Tuyết Cần) và Hồng Thăng có sự giao lưu với nhau.

Học giả Thổ Mặc Nhiệt, một người say mê nghiên cứu “Hồng Lâu mộng” suốt 20 năm qua còn đưa ra tuyên bố khiến nhiều người sửng sốt khi cho rằng:

Tào Tuyết Cần là nhân vật không tồn tại trong lịch sử!

Bằng nghiên cứu của mình, Thổ Mặc Nhiệt chuyển bối cảnh thời đại của “Hồng Lâu mộng” từ thời thịnh trị Càn Long thế kỷ XVIII lùi xuống thời giao tiếp Minh-Thanh vào thế kỷ XVII, thay bối cảnh địa lý của “Hồng Lâu mộng” là Tào Gia Điếm quê nhà Tào Tuyết Cần thành Hàng Châu, thay nguyên mẫu nhân vật từ “Tam đại gia tộc nghề dệt” thành “Bách niên vọng tộc Hồng Gia” và các nữ thi nhân trong “Tiêu viên thư muội” từng lừng danh thiên hạ thời xưa.

Thổ Mặc Nhiệt đã 5 lần tới Tây Khê Hàng Châu để khảo chứng thực địa. Ông cho rằng, theo ghi chép sử liệu thì Hồng Viên (trang trại họ Hồng) ở Hà Chư Đông, là nơi ở cuối đời của Hồng Chung – ông tổ của Hồng Thăng. Theo khảo sát của Thổ Mặc Nhiệt thì đây chính là nguyên mẫu của Di Hồng Viện; còn Tây Khê Sơn trang, hay Trúc Song, là nguyên mẫu của Tiêu Tương quán…

Theo phân tích của Thổ Mặc Nhiệt về bối cảnh Hồng Thăng sáng tác “Hồng Lâu mộng” thì: Hồng Thăng sinh năm 1645, đúng lúc quân Thanh xuống Giang Nam gây nên cảnh binh loạn.

Nửa đời trước ông sống trong cảnh giàu có sung túc, được ăn học đầy đủ, nửa đời sau ông trải qua “ba lần gia nạn” nên dần hình thành tính cách hai mặt: một mặt mang tư tưởng của dân mất nước cuối Minh, đau nỗi đau vong quốc; mặt khác lại mang nặng tư tưởng “tình giáo”, tác phẩm lấy chữ “tình” làm gốc.

Hồng Thăng suốt đời mang tiếng xấu “bất hiếu”, “đớn hèn” nên đã viết “Hồng Lâu mộng” để công bố với đời về chân tướng sự suy đồi của một “vọng tộc”, biện giải và giải oan cho bản thân ông.

Thu Thủy (Tổng hợp từ các báo TQ 4, 5/2006

MỚI - NÓNG