Thiếu nhi Thủ đô thi viết về cuốn sách yêu thích

Em Chu Thị Minh Giang (giải Nhất)
Em Chu Thị Minh Giang (giải Nhất)
TPO - Ngày càng nhiều em học sinh tìm đọc, cảm thụ các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới, tác phẩm viết về đề tài lịch sử, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc, ngợi ca tấm gương nữ chiến sĩ cách mạng.

Ngày 25/9, lễ trao giải cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em” đã được báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức. Đến nay, cuộc thi đã bước sang năm thứ 6 và trở thành sân chơi văn hóa mùa hè quen thuộc, bổ ích dành riêng cho học sinh phổ thông của Thủ đô Hà Nội và trên khắp cả nước.

So với cuộc thi của các năm trước, cuộc thi năm nay có sự vượt trội rõ rệt về số lượng bài dự thi. Cụ thể, chỉ sau 3 tháng hè, BTC đã nhận được gần 4.000 bài.

Ngoài ra, cuộc thi năm nay còn ghi nhận sự chuyển biến rất rõ rệt trong việc lựa chọn tác phẩm để viết cảm thụ của các thí sinh. Ngày càng nhiều em học sinh tìm đọc, cảm thụ các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới, tác phẩm viết về đề tài lịch sử, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc, ngợi ca tấm gương nữ chiến sĩ cách mạng.

Em Chu Thị Minh Giang (lớp 7A3, trường THCS Nam Trung Yên, Giải Nhất) lựa chọn tác phẩm viết bài dự thi là truyện ngắn “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi. Trong bài viết, Minh Giang bày tỏ lòng kính trọng, khâm phục trước hình ảnh chị Út Tịch – người nữ chiến sĩ Cách mạng.

Thiếu nhi Thủ đô thi viết về cuốn sách yêu thích ảnh 1

Độc giả Minh Tuyết dù đã lớn tuổi nhưng vẫn rất hào hứng với cuộc thi này. Bà cho biết mình đã đọc được bài dự thi của em Chu Thị Minh Giang về cuốn sách "Vì con cần có mẹ" và đi khắp Hà Nội để tìm mua cuốn sách này cho cháu mình đọc. Vì không tìm được, bà Tuyết đã lặn lội đến tận lễ trao giải, tìm bé Minh Giang để mượn sách về photo. Biết được tấm lòng của bà Minh Tuyết, BTC cuộc thi đã tặng bà một cuốn "Vì con cần có mẹ".

Trong cuộc thi năm nay, nhiều thí sinh còn chọn viết về những cuốn sách ca ngợi nghị lực vượt khó, đặc biệt là tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể kể tới bài viết của em Hoàng Phi Long (lớp 5A4, trường tiểu học Hùng Vương, Vĩnh Phúc, giải Khuyến khích) về tấm gương nghị lực của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký trong cuốn “Tôi đi học”; em Mai Ngọc Khánh (lớp 8A trường tiểu học và THCS Pascal, Hà Nội, giải Ba) với bài viết cảm động về tình mẫu tử qua tác phẩm “Vì con cần có mẹ”...

Thiếu nhi Thủ đô thi viết về cuốn sách yêu thích ảnh 2

Các tác giả nhỏ tuổi nhận giải Khuyến khích.

Nhiều bài dự thi đã được các thành viên BGK, trong đó có nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn... đánh giá cao. Cùng một chủ đề, một cuốn sách mà các em khác đã viết dự thi những năm trước, thì ở cuộc thi năm nay, các em vẫn đưa ra được những kiến giải bất ngờ, thú vị, cách bình luận sắc sảo, có chiều sâu. Nhiều em thậm chí còn chọn những cuốn sách mới lạ, mới xuất bản hoặc khó đọc, khó thẩm để viết cảm thụ.

   

Từ gần 4.000 bài viết, qua các vòng chấm công tâm, nghiêm túc, BGK đã chọn ra các bài xuất sắc nhất để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích, 10 giải Chuyên đề cho các cá nhân và 3 giải Tập thể cho các trường có đông thí sinh dự thi nhất, có 100% học sinh dự thi và trường có tuyển tập bài dự thi được trình bày công phu nhất.

Khuyến khích thế hệ trẻ đam mê đọc sách, cổ vũ cộng đồng cùng chung tay thúc đẩy văn hóa đọc cũng chính là mục tiêu mà những người làm báo Phụ nữ Thủ đô nhiều năm theo đuổi thông qua việc tổ chức cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em”.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.