Sở VHTT TP. HCM lên tiếng vụ cấm các ca khúc trước 1975

 Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao TP. HCM trả lời câu hỏi của báo Tiền Phong.
Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao TP. HCM trả lời câu hỏi của báo Tiền Phong.
TPO - “Thời gian gần đây, nhiều ca khúc như “Cánh thiệp đầu xuân”, “Hoa trinh nữ”, “Con đường xưa em đi”… phổ biến trên các sóng truyền hình, Sở đã nhận rất nhiều ý kiến bày tỏ sự không không đồng tình”, lãnh đạo Sở Văn hoá thể thao (VHTT) TP. HCM cho biết. 

Trưa nay, 27/4, Văn phòng UBND TP. HCM đã tổ chức họp báo thường kỳ, thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội và thu chi ngân sách tháng 4 và trong bốn tháng đầu năm. Chánh văn phòng, người phát ngôn UBND TPHCM Võ Văn Hoan chủ trì họp báo.

Tại buổi họp báo, PV báo Tiền Phong đã nêu một số câu hỏi xung quanh chuyện cấm các ca khúc sáng tác trước năm 1975. Cụ thể là vì sao Sở VHTT TP. HCM có văn bản đề xuất Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) cấm 10 ca khúc sáng tác trước năm 1975. Ông Võ Văn Hoan đã yêu cầu phó giám đốc Sở VHTT trả lời.

Ông Trần Tuấn Anh cho biết năm 2015, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng xin phát hành album “Tình ca 50” có ca khúc “Phố đêm” của tác giả Tâm Anh với những lời ca như “Tuy lính chiến xa nhà” đã gây bức xúc trong dư luận. Thời gian sau, một số ca khúc đã có quyết định phổ biến nhưng Cục Nghệ thuật Biểu diễn thu hồi quyết định vì có nội dung liên quan đến người lính cộng hòa như “Ai biểu anh làm thinh”, “Tôi đưa em sang sông”.

Đặc biệt là trường hợp ca khúc “Tàu đêm năm cũ” của tác giả Trúc Phương đã được phép phổ biến trong Quyết định số 681/QĐ-NTBD ngày 29/11/2011. Tuy nhiên, sau một thời gian phát hành, quần chúng phát hiện ca khúc này có nội dung về lính cộng hòa. Báo chí lên tiếng, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã ra Văn bản số 267/QĐ-NTBD ngày 26/6/2012 ngưng phố biến.

“Thời gian gần đây, rất nhiều ca khúc có nội dung tương tự được phổ biến trên các sóng truyền hình như “Cánh thiệp đầu xuân”, “Hoa trinh nữ”, “Con đường xưa em đi”… Sở Văn hóa - Thể thao TP đã nhận rất nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình về việc cho phổ biến những ca khúc này. Xuất phát từ những vấn đề trên, Sở Văn hóa -Thể thao có văn bản gửi Cục NT-BD đề nghị xem xét lại nội dung chứ không đề xuất ngưng phổ biến những ca khúc này”, ông Trần Tuấn Anh giải thích.

Liên quan đến câu hỏi của báo Tiền Phong, ông Võ Văn Hoan cho rằng sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn thu hồi việc cấm 5 ca khúc, nhiều báo đã liên hệ với Sở VHTT nhằm làm rõ việc đề xuất từ Sở nhưng Sở VHTT đã im lặng, không gặp gỡ báo chí. “Như vậy là Sở VHTT đã không làm hết trách nhiệm. Đáng lý khi có sự việc như vậy thì sở phải thông tin, chứ không thể im như vậy được”, ông Hoan nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.