Từ “ông giáo” đến đạo diễn

Từ “ông giáo” đến đạo diễn
TP - Dù không đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất, nhưng những đóng góp của đạo diễn Hữu Mười khiến Mùi cỏ cháy đoạt 4 giải Cánh Diều Vàng (trong đó có phim xuất sắc nhất) tại lễ trao giải vừa qua của Hội Điện ảnh VN là không nhỏ. Bởi thành quả của một bộ phim, công đầu thuộc về đạo diễn.

NSƯT Hữu Mười:

Từ “ông giáo” đến đạo diễn

>Mùi cỏ cháy giành giải Cánh diều vàng

Trước dịp 30-4 năm nay, tôi gọi điện cho đạo diễn phim Mùi cỏ cháy mới biết anh đang giảng dạy tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Như thế ông giáo Thứ, giáo Khang (hai vai diễn giúp anh thành danh trong nghiệp diễn viên) năm xưa nay đã trở thành thầy giáo. Đến khi gặp, mới biết thêm anh làm thêm công việc này đã gần chục năm. “Thời gian làm phim Mùi cỏ cháy tôi phải tạm dừng việc này, gần đây xong phim mới dạy lại”- anh nói.

Tình cờ đến với điện ảnh

Tôi gặp đạo diễn Hữu Mười lần đầu vào năm 1996, khi anh tốt nghiệp Trường ĐH Điện ảnh Liên Xô và trở về công tác tại Hãng phim Truyện Việt Nam được hai năm nhưng chưa có dịp làm phim. Lúc đó tôi cứ tiếc nếu anh tiếp tục theo nghiệp diễn chắc sẽ có thêm những vai thành công. Nghe vậy anh bảo: “Công việc nào cũng có cái khó. Tuy nhiên làm diễn viên chủ yếu tập trung vào vai diễn của mình là đủ, còn đạo diễn thì phải bao quát tất cả các khâu của bộ phim. Biết công việc này vất vả nhưng mình vẫn muốn làm vì không ngại khó”.

Hữu Mười đến với điện ảnh một cách tình cờ. Số là năm 17 tuổi, trong lần cùng người bạn ra rạp mua vé xem kịch anh thấy tại đây có trưng bảng thông báo tuyển diễn viên. Tuy gia đình không có ai làm nghệ thuật, nhưng Hữu Mười ngồi tại chỗ viết ngay đơn đem nộp. Nhìn lá đơn vẻn vẹn có mấy dòng, người nhận đơn suýt đuổi anh về với lý do đơn viết cẩu thả, thiếu những thông tin cần thiết. Được vào thi sơ tuyển, Hữu Mười đứng ngơ ngác khi Ban giám khảo yêu cầu diễn tiểu phẩm. Thấy vậy, diễn viên Phi Nga (người đóng vai chính trong Chung một dòng sông, bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Việt Nam), thành viên Ban giám khảo ôn tồn gợi ý: “Ở trường, cháu có diễn kịch không, nếu có thì diễn tiểu phẩm chính là diễn kịch đấy”. Rồi diễn viên gạo cội này ra đề: “Cháu đến nhà người bạn thân chơi, thấy bạn ngủ và tay đang cầm cuốn sách mà mình mượn mãi không được. Khi đó cháu làm thế nào”. Thấy thí sinh diễn cảnh lấy cuốn sách trong tay bạn, diễn viên Đức Hoàn (một thành viên khác của Ban giám khảo) giật giọng: “Mười, cháu làm gì thế?”. Lúc ấy Hữu Mười không hiểu đó là cách phát triển tình huống khác nên luống cuống, may anh phản xạ kịp: “Dạ, cháu sang để trả bạn cuốn sách, nhưng bạn ngủ nên khi khác sẽ sang trả lại”. Vượt qua sơ tuyển, Hữu Mười được gọi ra Hà Nội thi chung tuyển và trở thành một trong số diễn viên lớp điện ảnh khoá 2, sau lớp diễn viên điện ảnh khoá 1 với những Phi Nga, Trà Giang, Lâm Tới...

Ra trường, sau vài vai phụ Hữu Mười được chọn vào vai thầy giáo Thứ trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, kịch bản được xây dựng dựa theo một số truyện ngắn của cố nhà văn Nam Cao. Vai thầy giáo Thứ chính là chân dung nhà văn. Nhận vai này, Hữu Mười đã nghe một số nhận xét tay ấy trông lững lờ, thậm chí không có tố chất diễn viên làm sao đóng được Nam Cao. Không nản lòng, Hữu Mười nghiền ngẫm các tác phẩm của Nam Cao để hình dung ra chân dung nhà văn. Anh còn được nhà văn Kim Lân (người đóng vai Lão Hạc trong bộ phim) kể cho nhiều điều về người bạn cùng thời của mình. Có lần, đoàn làm phim đang diễn tại làng Thổ Hà (Bắc Giang) thì nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài đến thăm hai bạn là nhà văn Kim Lân và đạo diễn Phạm Văn Khoa. Lúc uống rượu ở mâm trên, các nhà văn lão thành gọi: “Cho thằng giáo Thứ lên đây hầu rượu các cụ”. Hữu Mười được điều lên, vừa rót rượu, vừa được nghe nhiều chuyện thú vị về các nhà văn. Hồi lâu, các nhà văn gật gù khen Hữu Mười: “Nom giống phong thái của Nam Cao đấy”.

Khi làm phim Bao giờ cho đến tháng mười, đạo diễn Đặng Nhật Minh chọn Hữu Mười vào vai thầy giáo Khang. Nhưng sau đó ông băn khoăn muốn chọn người khác vì sợ anh sa vào lối mòn của vai ông giáo Thứ. Đến sát ngày khởi quay, đạo diễn Đặng Nhật Minh nói với Hữu Mười: “Tôi đã thử nhiều vai khác, nhưng chẳng thấy ai hơn cậu”. Nhận vai, Hữu Mười thể hiện xuất sắc hình tượng giáo Khang, vai diễn sau đó đã giúp anh đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 (năm 1985).

Vẫn sẽ làm đề tài chiến tranh

Năm 1999, Hữu Mười mới được làm phim nhựa đầu tay, nhưng là phim dành cho thiếu nhi mang tên Chiếc hộp gia bảo. Khi quay được nửa phim thì hết tiền nên đành phải dừng để có tiền mới làm tiếp. Chật vật xin cấp thêm kinh phí mãi mới được để hoàn thành bộ phim. Tuy rơi vào cảnh trớ trêu, nhưng Chiếc hộp gia bảo vẫn được đánh giá là có ý tưởng vượt trên tầm một bộ phim dành cho thiếu nhi. Sau đó, Hữu Mười làm một số phim truyền hình để tiếp tục chờ làm phim nhựa. Bởi tuy không nói ra, nhưng cũng như không ít đạo diễn gắn bó lâu dài với điện ảnh, Hữu Mười vẫn xem việc làm phim truyền hình chỉ là nghề tay trái. Nhưng với kinh phí eo hẹp dành cho điện ảnh, việc một đạo diễn chờ dài dài trong nhiều năm mà vẫn chưa được làm phim nhựa là điều khá bình thường.

Đã có hơn chục đạo diễn muốn được làm phim này, nhưng họ lần lượt thoái lui vì kinh phí làm phim quá eo hẹp (ban đầu là 4 tỷ đồng, sau nâng lên 5 tỷ). Thậm chí có đạo diễn đã nói, với kinh phí thế này thì tài thánh mới làm được phim. Cuối cùng Hữu Mười quyết nhận làm phim này
Đã có hơn chục đạo diễn muốn được làm phim này, nhưng họ lần lượt thoái lui vì kinh phí làm phim quá eo hẹp (ban đầu là 4 tỷ đồng, sau nâng lên 5 tỷ). Thậm chí có đạo diễn đã nói, với kinh phí thế này thì tài thánh mới làm được phim. Cuối cùng Hữu Mười quyết nhận làm phim này.

Năm 2009, bộ phim về đề tài chiến tranh Mùi cỏ cháy được duyệt kinh phí để làm phim. Kịch bản phim được nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm viết khá hay, kể về bốn chàng trai Hoàng, Thành, Thăng, Long là tân sinh viên khoa văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội cùng nhập ngũ một ngày. Nhưng trong cuộc trường chinh ấy, ba người đã ngã xuống tại mặt trận Quảng Trị năm 1972 (chỉ một người trở về là Hoàng), nhưng những trang nhật ký, những tình cảm của họ để lại là lời hiệu triệu về lòng yêu nước cho thế hệ sau. Đã có hơn chục đạo diễn muốn được làm phim này, nhưng họ lần lượt thoái lui vì kinh phí làm phim quá eo hẹp (ban đầu là 4 tỷ đồng, sau nâng lên 5 tỷ). Thậm chí có đạo diễn đã nói, với kinh phí thế này thì tài thánh mới làm được phim. Cuối cùng Hữu Mười quyết nhận làm phim này. Bắt tay vào việc, anh mất tới một năm rưỡi để viết đi viết lại 15-16 lần kịch bản phân cảnh. Sở dĩ anh phải làm vậy nhằm đưa ra các phương án để giản tiện tối đa kinh phí từng cảnh quay, nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối đa trong điều kiện có thể. “Chiến tranh không làm ra được sự khốc liệt thì đâu còn là chiến tranh. Bên cạnh đó, bộ phim không xây dựng theo kiểu ta thắng địch thua, mà thể hiện câu chuyện một cách bình dị với những nhân vật điển hình xuất hiện trong hoàn cảnh điển hình”- đạo diễn Hữu Mười bộc bạch. Đồng thời anh cũng không quên: “Trong quá trình làm phim, Mùi cỏ cháy nhận được sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Công binh, Pháo binh, Tăng- Thiết giáp... nên mới thể hiện tốt hơn hình ảnh chân thực của cuộc chiến”.

Dù giành 4 giải Cánh Diều Vàng, nhưng Mùi cỏ cháy vẫn hụt danh hiệu giành cho đạo diễn xuất sắc nhất. Nhưng Hữu Mười bình thản: “Khi làm phim, tôi đã tung tất cả những gì mình có, nên không có gì luyến tiếc. Vả lại nói đến một tác phẩm điện ảnh, bao giờ người ta cũng nói đó là phim của đạo diễn. Bản thân bộ phim của tôi đã được vinh danh là Cánh Diều Vàng thì tôi chẳng còn gì để thắc mắc”. Khi được hỏi: “Nhiều đạo diễn rất sợ khi làm phim chiến tranh, sau Mùi cỏ cháy nếu có cơ hội anh có tiếp tục đến với đề tài này?”, “Tôi vẫn sẽ làm, bởi đề tài chiến tranh cách mạng là một kho báu vô tận mà chúng ta mở ra chưa tương xứng với tầm vóc lịch sử của nó”- anh nói.

Lay động được người xem là phần thưởng lớn nhất

Từ “ông giáo” đến đạo diễn ảnh 2
Khi Mùi cỏ cháy được trình chiếu, bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm tới xem. Hôm đó có cả ông Roberd Whitehurst (anh trai ông Frederic Whitehurst, người giữ cuốn nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm) cùng vợ (một phụ nữ người Việt từng theo chồng sang Mỹ trước năm 1975) cũng tới xem phim. Ông Roberd từng tham chiến tại Việt Nam như Frederic, và là người cùng với em trai sau bao năm tìm kiếm đã đưa được cuốn nhật ký trao lại cho gia đình liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Sau buổi chiếu, họ đều nói với đạo diễn Hữu Mười: “Bộ phim chân thực và xúc động”.

Tại buổi chiếu khác, một vị tướng sau khi xem phim, mắt đỏ hoe tìm gặp Hữu Mười và nói: “Phim thể hiện được thần thái cuộc chiến”, sau đó tặng anh một cuốn sách mình viết. Đọc sách, anh thấy có sự trùng hợp mà bộ phim cũng phản ánh khi tác giả viết: Cứ mỗi dịp 30-4 là tôi lại trào nước mắt khi nghĩ đến những người lính, những đồng đội đã hy sinh.

Cũng không ít lần khi bộ phim trình chiếu, Hữu Mười thấy nhiều khán trẻ chăm chú xem phim, có người đã khóc. Anh tâm sự: “Bộ phim được khán giả đón nhận là phần thưởng lớn nhất đối với người làm nghệ thuật”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG