Văn học nghệ thuật trong dòng chảy văn hóa Huế

Nhà thơ Hữu Thỉnh tham luận tại hội thảo
Nhà thơ Hữu Thỉnh tham luận tại hội thảo
TP - Đó là chủ đề hội thảo diễn ra ngày 3-4, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ Huế và trung ương.

> Ba chương trình hưởng ứng Festival của Tạp chí Sông Hương

Nhà thơ Hữu Thỉnh tham luận tại hội thảo
Nhà thơ Hữu Thỉnh tham luận tại hội thảo.
 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân xác định bốn đặc điểm lớn của VHNT Huế: Hội tụ các điển hình trong quá khứ; Mang tính đa ngữ; Có dòng thơ văn, nghệ thuật cung đình- quý tộc; VHNT Phật giáo.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chỉ ra đặc điểm làm nên vẻ riêng của văn học vùng Huế: Thứ nhất, ra đời trong khung cảnh đất nước chia cắt rồi trở thành một trung tâm của văn học trung đại.

Tập hợp được đội ngũ tác giả mà nhiều người là đỉnh cao của văn chương Việt Nam trong từng thời kỳ, tạo nên phong khí và sức ảnh hưởng nhiều mặt đến văn học trung đại và cận- hiện đại của nước nhà. Thứ hai, sự xuất hiện khá tập trung các tác giả thuộc giai tầng quý tộc - quan lại của triều đình Huế, hình thành nên một dòng văn học cung đình có vị trí và sức ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn học cả nước vào nửa cuối thế kỷ 19. Thứ ba, thể loại kịch bản sân khấu tuồng rất phong phú.

Thứ tư, sự tôn trọng và mềm dẻo trong đối xử về văn hóa và văn học của nhà cầm quyền dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đã ít nhiều mở đường cho sự phát triển văn học Đàng Trong và sau đó là cả nước đạt tới những sắc
thái mới.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đặt vấn đề: xây dựng một công trình như Bảo tàng văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế là chủ trương đúng, một công trình không chỉ có ý nghĩa với Huế.

Ông cũng đặt câu hỏi: Ai cũng biết họa sĩ Lê Bá Đảng nổi tiếng thế giới, ông được tỉnh dành cho tòa nhà đẹp, rộng lớn bên bờ sông Hương thì chẳng lẽ bao nhiêu văn nhân, nghệ sĩ nổi tiếng của Huế suốt mấy thế kỷ không xứng đáng có một nơi như thế?

Nhà thơ Hữu Thỉnh bày tỏ: Mỗi lần về Huế, ông luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Từng được chọn là thủ đô, Huế đương nhiên trở thành “đất tụ”. Tụ khí, tụ tài năng, tụ lòng người.

Phát biểu của ông Phan Công Tuyên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, có một thông tin được hội thảo quan tâm: Tỉnh ủy có Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 (khóa XIV) về xây dựng Thừa Thiên Huế ngang tầm là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG