TP.HCM: Xử phạt mức cao nhất nếu trực tiếp gây tai nạn

TP.HCM: Xử phạt mức cao nhất nếu trực tiếp gây tai nạn
Cảnh sát TP.HCM được đề nghị áp dụng mức xử phạt cao nhất đối với các lỗi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, sử dụng hoặc điều khiển phương tiện chưa đủ điều kiện an toàn.

TP.HCM: Xử phạt mức cao nhất nếu trực tiếp gây tai nạn

> Bảy nghìn người chết vì tai nạn giao thông
> Tai nạn kinh hoàng, nạn nhân 'găm' vào ôtô chết thảm

Cảnh sát TP.HCM được đề nghị áp dụng mức xử phạt cao nhất đối với các lỗi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, sử dụng hoặc điều khiển phương tiện chưa đủ điều kiện an toàn.

Nghị định 71 có nhiều khung xử phạt được cho là có thể giúp lập lại trật tự an toàn giao thông. Ngoại trừ quy định xe “chính chủ” gây nhiều tranh cãi.
Nghị định 71 có nhiều khung xử phạt được cho là có thể giúp lập lại trật tự an toàn giao thông. Ngoại trừ quy định xe “chính chủ” gây nhiều tranh cãi.

11 “điểm đen” tai nạn giao thông (TNGT) mới phát sinh dù chính quyền TP.HCM nỗ lực hiện đại hóa hạ tầng, kéo giảm bằng nhiều biện pháp.

Ngày 29-11, UBND TP.HCM đã yêu cầu Thường trực Ban An toàn giao thông TP, thủ trưởng các sở- ban- ngành và Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông các quận-huyện tập trung phối hợp thực hiện nội dung chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm 2012.

Thành phố cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhân dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Tỵ và các lễ hội mừng Xuân 2013.

Thống kê mới nhất của Sở GTVT, trên địa bàn thành phố có 25 ''điểm đen'' tai nạn giao thông của 2011 và 11 ''điểm đen'' mới phát sinh trong năm 2012. Các ''điểm đen'' phát sinh mới chủ yếu tập trung tại các tuyến đường: Trần Quốc Toản (Q.3), Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận), đường nội bộ khu dân cư 19,3ha phường Bình Trưng Đông (Q.2), cầu Trao Trảo (Q.9), nút giao cầu vượt trạm 2 (Q.Thủ Đức), đoạn giao quốc lộ 22 với quốc lộ 1, đường Lê Thị Riêng (Q.12)...

Chính vì vậy, lực lượng công an được yêu cầu quyết liệt thực hiện công tác tuần tra, xử phạt. Đặc biệt, đề nghị áp dụng mức xử phạt cao nhất đối với các lỗi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, sử dụng hoặc điều khiển phương tiện chưa đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để chở khách; kiên quyết xử lý tình trạng vi phạm luật giao thông, nhất là các loại xe container, xe vận tải nặng chở hàng quá tải trọng hoặc lưu thông quá tốc độ quy định.

Mới đây, vào trưa ngày 18-11 tại đoạn cầu Giồng Ông Tố 2, một vụ tai nạn giao thông do xe container đâm vào xe máy của gia đình anh Lê Văn Cát (35 tuổi, sống tại thị xã Dĩ An, Bình Dương) đã khiến vợ và con anh Cát chết thảm khốc, gây bàng hoàng dư luận.

Hồi đầu năm, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã đề nghị TP.HCM phải kiên quyết kéo giảm 20% số vụ tai nạn cũng như các vụ ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, dự thảo thiết lập an toàn giao thông tại TPHCM sau đó tập trung vào 3 mục: kéo giảm 10% số vụ tai nạn giao thông, 10% số người tử vong và 10% số vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

Nghị định 71 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định:

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.

Theo Minh Dũng
Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.