Biệt phủ và quan chức

TP - Ngày 27/6 vừa qua tổ công tác của Thanh tra Chính phủ đã đến tỉnh Yên Bái công bố quyết định thanh tra nội dung liên quan đến thông tin về tài sản, đất đai, biệt thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường).

Đây chỉ là một trong số hàng loạt biệt phủ của quan chức mà báo chí đề cập trong thời gian vừa qua. Nhìn nhận về biệt phủ của Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng: Chúng ta mới chỉ nắm bắt được hiện tượng, chưa biết bản chất sự việc như thế nào thì chưa thể đưa ra đánh giá cụ thể được. Nếu trong trường hợp vợ ông Phạm Sỹ Quý làm ăn, kinh doanh nhiều năm, đổ mồ hôi, nước mắt mà có khối tài sản như vậy thì chúng ta nên ủng hộ khuyến khích; còn nếu tài sản do tham nhũng mà có thì phải xử lý nghiêm.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng, những thông tin về tài sản của quan chức rộ lên vừa qua cho thấy đang có mâu thuẫn rất lớn giữa thu nhập từ lương và tài sản thực tế của cán bộ công chức. “Vấn đề tài sản, nhất là biệt phủ, xe sang của quan chức tỉnh này, tỉnh kia rộ lên trong thời gian qua, được người dân và dư luận đặc biệt quan tâm. Một câu hỏi đặt ra là: Với mức lương cán bộ còn khá thấp như hiện nay, làm sao quan chức cấp tỉnh lại có thể sở hữu những biệt phủ, dinh thự nguy nga, hoành tráng như vậy?”, đại biểu Lê Thanh Vân đặt vấn đề.

Cũng theo đại biểu Lê Thanh Vân, thực tế việc minh bạch, xác định tài sản giữa các thành viên trong gia đình quan chức rất khó. Bởi với quy định hiện nay người ta có thể chuyển tài sản từ người này sang người khác rất dễ dàng. Người làm Bí thư Tỉnh ủy có thể chuyển tên biệt phủ cho vợ, cho con. Vậy vì sao chỉ khi báo chí phát hiện, lên tiếng thì cơ quan chức năng mới vào cuộc làm rõ? “Những thủ đoạn đó, nếu kiểm tra có thể ra hết. Nhưng vấn đề là người làm công tác thanh tra, kiểm tra có thực sự công tâm, có vì lợi ích chung không? Bởi cũng có thể họ bị quỵ ngã trước cám dỗ, rồi tìm ra những quy trình hợp pháp để đưa ra kết luận “đúng quy trình”, ông Lê Thanh Vân khẳng định.

Trao đổi với PV Tiền Phong mới đây, bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định: Kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ, chứ không phải chưa kiểm tra, giám sát.

Do đó, vừa rồi, UBKT T.Ư xây dựng quy định kiểm tra, giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Quy định này đã được Bộ Chính trị chính thức ban hành vào ngày 23/5 vừa qua và có hiệu lực ngay tức thì. Bộ Chính trị quy định rõ, chủ thể kiểm tra đối với đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT T.Ư. Cũng theo bà Thủy, hiện có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Với quyết tâm cao của Đảng, Chính phủ trong việc kiểm soát tài sản của cán bộ trung, cao cấp, hy vọng, hai chữ “biệt phủ” sẽ ít gắn với tên tuổi của quan chức, những người đang hưởng lương từ tiền thuế của dân.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Danh Dự

Dân thì quá nghèo nhưng quan thì quá giàu, tại sao lại có nhiều hiện tượng vậy?

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Sống với lằn ranh

Sống với lằn ranh

TP - Chưa bao giờ thế giới bội thực thông tin đến vậy. Đủ thứ điểm nóng, sự kiện, nhân vật, câu chuyện, chính sách, bước ngoặt... đầy kịch tính và bất ngờ. Không chỉ báo chí truyền thông, mà mọi nền tảng mạng xã hội dù đã bung ra hết cỡ nhưng có vẻ cũng không đeo bám hết được các loại trend ồ ạt xuất hiện mỗi ngày.
Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

TP - Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.
Xếp hàng thời AI

Xếp hàng thời AI

TP - Hà Nội giữa ngày mưa phùn, gió rét căm căm, từng đoàn người bỏ việc đổ xô đi xếp hàng xin đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Không học thêm cũng tốt đẹp...

Không học thêm cũng tốt đẹp...

TP - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”. Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.
Còn đó nỗi lo

Còn đó nỗi lo

TP - Năm nay, giáo viên từ vùng khó đến vùng thuận lợi có thể hưởng trọn vẹn một cái Tết không ngậm ngùi. Bởi những chính sách dành cho nhà giáo ngày càng đảm bảo giáo viên có thể sống được bằng nghề.