Dân trí và quan trí

Dân trí và quan trí
TP - Lâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí.

Quy luật thông thường, dường như ở đất nước có dân trí cao, quan trí cao thì văn hóa ứng xử, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác với nước có dân trí thấp. Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama vừa từ chức, chỉ vì ông không thực hiện được lời hứa (di chuyển vị trí căn cứ không quân Futenma trên đảo Okinawa ra khỏi tỉnh Okinawa) khi nhậm chức. Nhiều nhà quan sát bình luận, hành động của Thủ tướng Yukio Hatoyama thể hiện đất nước này không chỉ dân trí cao, mà quan trí cũng cao.

Từ chuyện nước Nhật, để thấy rằng, khi đất nước đạt đến một trình độ nhất định, người ta không phải dùng đến những quy tắc lạnh lùng của pháp luật để buộc người này phải từ chức hay cách chức, mà bản thân những chính trị gia tự biết mình có nên ngồi ở vị trí đó nữa hay không.

Ở Việt Nam, năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát, trong đó quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm (thực ra là bất tín nhiệm) với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, nếu người bị bỏ phiếu không vượt qua được 50% số phiếu, sẽ bị miễn nhiệm.

Có thể nói, các nhà làm luật đã rất thực tế khi đưa quy định này vào luật, nhằm mục đích tối cao là giám sát hoạt động của quan chức. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, quy định trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, suốt 8 năm qua, chưa lần nào Quốc hội sử dụng đến quy định này, dù đúng thẩm quyền. Có phải các tư lệnh lĩnh vực 8 năm qua đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên không cần vận đến luật?

Nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra rằng, với quy định phải có ít nhất nhóm 20% đại biểu Quốc hội cùng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm hoặc một ủy ban của Quốc hội đề nghị, khi ấy Quốc hội mới đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, và mặt khác, hướng dẫn thực hiện quy định các đại biểu Quốc hội không được vận động để có tỷ lệ trên, việc bỏ phiếu tín nhiệm khó thực hiện.

Nâng cao dân trí và cả quan trí có lẽ không thể là việc một sớm một chiều, nên việc phải dùng các quy định lạnh lùng của pháp luật vẫn là biện pháp tối ưu. Nếu vậy, không còn cách nào khác, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cần sớm sửa, để có thể thực thi. Chỉ có như vậy, cả dân trí và quan trí mới rộng đường phát triển.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.