Làng nghề & làng “ung thư”

Làng nghề gốm sứ Bình Dương. Hình mang tính chất minh họa
Làng nghề gốm sứ Bình Dương. Hình mang tính chất minh họa
TP - Làng nghề truyền thống vốn tồn tại khắp miền quê Việt Nam từ bao đời nay. Nhiều làng nghề rất nổi tiếng, đang sản xuất ra nhiều mặt hàng bán rộng rãi khắp cả nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài.

Tuy số lượng sản phẩm lớn nhưng quy mô sản xuất vẫn nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình “nhà nhà đều làm”. Chính điều này đã phá vỡ không gian sống của các làng quê, gây ô nhiễm ngày càng nặng nề môi trường (không khí, đất, nước) trong khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. 

Chưa kể nhiều năm gần đây, bắt đầu xuất hiện các làng nghề “đương đại” như tháo dỡ đồ điện tử cũ, gỡ ắc quy lấy chì, nhựa tái chế… Mức độ tàn phá môi trường của loại làng nghề này còn lớn gấp nhiều lần các làng nghề truyền thống kể trên.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, hiện đã xác định được 104 làng nghề ô nhiễm nhất trên cả nước. Theo đó đến năm 2020, những làng nghề này phải có kế hoạch xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong số này, có những làng nghề có mức độ ô nhiễm kim loại nặng độc hại cao gấp hơn 3.000 lần mức cho phép !

Chỉ tính riêng một xóm Trại ở làng gò đúc đồng Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh) đã có tới 23 người chết vì ung thư. Nhiều năm qua, báo chí và các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhiều ngôi làng “ung thư”, trong đó nguyên nhân do ô nhiễm môi trường đều được cho là thủ phạm hàng đầu.

Trong bối cảnh các làng nghề “trăm hoa đua nở”, phát triển một cách mạnh mẽ và có phần tự phát như hiện nay, rất cần vai trò kiểm soát, quản lý nhà nước về môi trường của các ban ngành chức năng. Làng nghề mọc lên đến đâu, chính quyền thu thêm được ngân sách, dân chúng khá giả thậm chí nhà lầu xe hơi giữa thôn quê. 

Nhưng một thực tế nghiệt ngã, một hậu họa khôn lường không thể phủ nhận, không thể “nhắm mắt làm ngơ” mà thế hệ hiện tại và nhiều thế hệ sau này phải đối mặt. Đó chính là sự đầu độc và hủy hoại môi trường, nguyên nhân gây ra những căn bệnh ung thư quái ác và nhiều loại bệnh tật khác cho người dân.

Làng nghề - nếu không có quy hoạch, không áp đặt những điều kiện tiên quyết về xử lý môi trường như hiện nay – sẽ trở thành một ngôi làng bệnh tật, làng “ung thư” trong tương lai rất gần. Đó là hiểm họa được báo trước, cần phải được chặn đứng từ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Kinh tế phát triển nhưng phải bảo vệ được môi trường bằng mọi giá, đó là bài toán phát triển bền vững đặt ra với mọi người dân và các cấp chính quyền hiện nay.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.