Thí sinh & giám thị

TP - Cứ mỗi kỳ thi đại học, hai đối tượng quan trọng nhất của một cuộc thi là thí sinh và giám thi lại được xã hội và công luận dành cho nhiều sự quan tâm nhất.

Đó là điều dễ hiểu, bởi hai yếu tố con người làm nên một cuộc thi, bên đi thi và bên coi thi, sẽ quyết định sự thành bại, tính chất thuận tiện, khách quan và công bằng của cuộc thi. 

Một thời gian dài trước đây, chính xác là từ 2015 trở về trước, suốt hàng chục năm trời khi 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH hoàn toàn tách biệt, lại thi tập trung tại Hà Nội và TPHCM. Cả xã hội, nhất là ở hai thành phố lớn nhất cả nước, như lên cơn sốt. Cảnh sĩ tử và người nhà vất vả chen chân tại các bến xe, nhà ga, cảnh tay xách nách mang lương thực, thực phẩm, cảnh sĩ tử nghèo chong đèn trong các nhà trọ giá rẻ chật hẹp và nóng nực, cảnh tắc đường kẹt xe mùa thi… tràn ngập trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Các chiến dịch thiện nguyện, tiếp sức mùa thi cũng từ đó mà ra đời nhằm trợ giúp hàng triệu sĩ tử và người nhà “lai kinh ứng thí”.

Từ 2015 trở lại đây, khi Bộ GD&ĐT quyết tâm đổi mới thi cử để mở màn cho việc đổi mới căn bản dạy và học, hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học được nhập làm một, cảnh một người nhà kèm một sĩ tử “lai kinh ứng thí” đã giảm hẳn do tại nhiều địa phương đã có điểm thi vào đại học bên cạnh các điểm chỉ thi tốt nghiệp.

Rồi đến năm nay, 2017, hầu như tất cả các thí sinh đã được hưởng cảnh “ăn cơm nhà đi thi đại học”, bởi học ở đâu sẽ thi tại đó bất kể là thi vào đại học hay chỉ thi tốt nghiệp. Năm nay, các địa phương đã được làm chủ kỳ thi “hai trong một” này với điều kiện “một giám thị giảng viên ĐH kèm một giám thị giáo viên phổ thông”.

Chợt nhớ cách đây hơn 3 chục năm, lứa học trò chúng tôi thi vào ĐH cũng đã “học ở đâu thi ở đấy”, cũng đã “ăn cơm nhà đi thi ĐH”. Năm nay, đến lượt con gái tôi đi thi ĐH, may mắn thay lứa các cháu cũng đã được hưởng sự tiện lợi giống như thế hệ chúng tôi, không phải vất vả “lai kinh ứng thí” nữa. Việc 4 vạn giám thị phải di chuyển thay cho ngót 2 triệu thí sinh và người nhà phải di chuyển, đó là một sự tiết kiệm nguồn lực xã hội rất lớn cho kỳ thi.

Công bằng mà nói, giáo dục nước nhà đã có rất nhiều đổi mới so với thế hệ chúng tôi cách đây hơn 3 thập niên. Riêng chuyện “học ở đâu thi ở đấy” thì không mới.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.