Trách nhiệm

TP - Chưa bao giờ Chính phủ lại tổ chức Hội nghị bàn về vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) lớn như sáng 27/4. Tham dự Hội nghị, ngoài  Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành, còn có các Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trong cả nước.

Chính phủ và cả hệ thống chính trị đang thể hiện sự quyết tâm chính trị cao trong việc lập lại trật tự công tác quản lý vệ sinh ATTP.

Thực tế chưa khi nào vấn đề ATTP lại gây lo lắng, bất an cho người dân như hiện nay. Trên nghị trường Quốc hội, một đại biểu từng nói rằng: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại gần như hiện nay”. 

Biết thế, nhưng người dân vẫn cứ phải nhắm mắt để ăn những loại thực phẩm không an toàn, vì không ăn thì không được. Còn người sản xuất vì lợi nhuận cũng sẵn sàng bất chấp các quy định của pháp luật, bất chấp các quy chuẩn về đạo đức xã hội để sản xuất và đem bán những thực phẩm độc hại ra thị trường. Các doanh nghiệp, cũng vì “siêu lợi nhuận” mà sẵn sàng “đầu độc” người tiêu dùng bằng chất cấm, bằng hóa chất…

Nghiêm trọng, bất an là thế, tuy nhiên sự vào cuộc của các cơ quan chức năng là chậm trễ và thiếu sự quyết liệt. Đơn cử như trong việc nhập khẩu chất salbutamol, mặc dù nhu cầu để làm thuốc chữa bệnh mỗi năm chỉ là vài kilôgram. 

Nhưng các cơ quan chức năng không hiểu do làm ngơ, buông lỏng trách nhiệm hay vì lợi ích nào đó mà để cho các đơn vị nhập khẩu đến 10 tấn. Để rồi rất nhiều trong số đó được bán ra ngoài để người chăn nuôi biến nó thành chất tạo nạc. Chỉ đến khi dư luận vào cuộc, xã hội phản ứng mạnh mẽ thì các bộ, ngành mới vội vã vào cuộc có biện pháp ngăn chặn và xử lý…

Điều đáng nói nữa là đang có những khoảng trống rất lớn về trách nhiệm của người đứng đầu, của các cơ quan quản lý trong quản lý ATTP. Do đó, dù chất cấm có bày bán công khai; lợn, gà, cá, tôm có hồ sử dụng kháng sinh, chất tạo nạc; rau phun chất kích thích xanh mướt… thì cũng chẳng có cá nhân quản lý nào bị quy kết trách nhiệm. 

Cả ba bộ: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi được hỏi cũng thừa nhận, chưa bao giờ có văn bản gửi chính quyền địa phương yêu cầu xử lý cán bộ vì thiếu trách nhiệm trong quản lý vệ sinh ATTP.

Theo Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất vệ sinh ATTP như hiện nay. 

Ông Thăng cũng thẳng thắn tuyên bố, nếu không làm rõ được trách nhiệm thì khó tạo ra sự chuyển biến về công tác vệ sinh ATTP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, phải quy trách nhiệm cá nhân khi để xảy ra tình trạng vi phạm vệ sinh ATTP. 

Theo đó, người đứng đầu chính quyền địa phương và các bộ, ngành phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trên địa bàn của mình. “Không thể để vấn đề lớn như thế, dân đang kêu mà chỉ xử lý chung chung, không ai chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.