Truy xuất từ... ngọn

TP - Chuyện TPHCM thực hiện đeo vòng cho lợn (heo) để truy xuất nguồn gốc là điều mới, chưa tỉnh thành nào làm được. Tất nhiên, mọi nỗ lực để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân đều đáng ghi nhận, đáng hoan nghênh.

Nhưng những gì đang diễn ra sau một thời gian thành phố này thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt heo, nói như cách nói của giới trẻ hiện nay, là “có gì đó sai sai”.

Bởi một lẽ đơn giản: Hàng hóa đã vào đến siêu thị mà người tiêu dùng vẫn chưa an tâm, vẫn phải chăm chăm bật điện thoại thông minh lên để kiểm tra nguồn gốc miếng thịt.

Làm sao kiểm chứng thông tin trên tem là trung thực chính xác. Cái mã QR này chỉ cần dùng phần mềm có sẵn là tạo ra được, sau đó muốn in bao nhiêu thì in. Tôi nghĩ nên làm từ gốc hơn là truy từ ngọn.

Nhưng thịt bán ngoài chợ và thịt trong những nhà hàng, quán ăn thì vẫn không biết được nguồn gốc. Nhưng cái mà họ nhận được (trong điều kiện phần mềm hoạt động hoàn hảo là một mã số cho biết con heo này được giết mổ và kiểm dịch như thế nào.  Và cần nhớ rằng mã đó dán lên bất kỳ vật nào hay con vật nào cũng cho ra một kết quả. Có nghĩa là hoàn toàn có khả năng mã là thật còn con vật/sản phẩm kia có trời mới biết có “đúng là nó” hay không. Ngay cả các cơ quan chức năng của TPHCM cũng phải thừa nhận, nhiều thương lái hiện chỉ đeo vòng truy xuất cho heo một cách đối phó. Thậm chí người ta còn làm giả các vòng truy xuất: có vòng nhưng khi kiểm tra thì không kích hoạt được.

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở thị trường rau quả ở TPHCM. Có tem truy xuất nguồn gốc đấy, nhưng mạnh ai nấy dán, thậm chí nhiều siêu thị còn yêu cầu các cơ sở sản xuất rau cung cấp tem (tự in) để siêu thị dán cho nhanh. Ai đảm bảo trong những bó rau được ghi là rau an toàn kia, có bao nhiêu phần trăm là rau “bẩn” trà trộn nhằm mang lại lợi nhuận lớn hơn cho những kẻ làm ăn gian dối?

Câu chuyện truy xuất này một lần nữa cho thấy các cơ quan có trách nhiệm vẫn tư duy theo kiểu xây nhà từ nóc và dồn gánh nặng lên vai người tiêu dùng. Hàng hóa đã được đóng gói, dán nhãn, đưa vào siêu thị sau khi thông qua các khâu kiểm dịch, vậy mà người tiêu dùng vẫn phải cố gắng làm người tiêu dùng thông thái, hoặc ít ra cũng phải nhờ tới thiết bị “thông minh” để có chút an ủi rằng  ít nhất thì mình cũng đã cẩn thận kiểm tra.

MỚI - NÓNG