Vui và buồn

Vui và buồn
TP - Bức tranh sáng của kinh doanh ngân hàng đã có dấu hiệu trở lại khi nhiều ngân hàng thông báo đạt được mức lợi nhuận tương đương 50%, thậm chí hơn, so với kế hoạch đề ra của đại hội cổ đông. 

Báo cáo của các ngân hàng cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh bán lẻ, cho vay tiêu dùng của nhiều đơn vị đang rất khấm khá. Điều này đồng nghĩa lợi nhuận từ tín dụng cho vay của các ngân hàng đang ở mức khá cao. Bản thân đại diện ngân hàng và chuyên gia trong ngành cũng thừa nhận lãi suất cho vay cao là nguồn thu chính giúp các ngân hàng lãi lớn. 


Cái gì cũng có hai mặt. Niềm vui của người này chưa chắc là niềm vui của người khác. Trong khi ngân hàng vui vẻ thông báo đạt được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp lại chẳng lấy đó làm mừng. 

Lãi suất cho vay giảm nhiều trong những tháng là điều đã được khẳng định. Nhiều doanh nghiệp đã được vay ưu đãi, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay. Những gánh nặng lãi suất, so với thời đỉnh điểm nhiều đơn vị phải trả lãi vay ngân hàng tới 20%-24%, đã giảm rất nhiều. 

Lãi suất giảm là điều ai cũng kỳ vọng nhưng thực tế, báo cáo từ chính các ngân hàng cũng như cơ quan quản lý cho thấy, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang phải “chật vật” chịu lãi suất cho vay khá cao. Nhiều doanh nghiệp nhỏ tại các buổi làm việc với hiệp hội, bộ ngành khẳng định: “Mệt mỏi với trả lãi vay suất cao”. Số liệu của ngân hàng cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang phải chịu mức lãi suất vay cao tới 13%/năm. 

Lập doanh nghiệp ai cũng muốn kiếm lợi nhuận nhưng cày cuốc bở hơi tai cũng chỉ đủ trả lãi ngân hàng thì không doanh nghiệp nào mặn mà. Số liệu của ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai cho thấy, dư nợ lãi suất từ 9 đến 11% chiếm 45,8%, dư nợ lãi suất từ 11 đến 13% chiếm 33,2% tổng dư nợ trên toàn tỉnh. Lãi suất cao đồng nghĩa chi phí đầu vào gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm đã yếu, doanh nghiệp lại càng mệt mỏi hơn. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ dần chảy sang phía cho vay.

Người tiêu dùng, do chi phí của doanh nghiệp lớn, sẽ không được hưởng các sản phẩm giá rẻ hơn. Vòng luẩn quẩn gánh lãi giữa các doanh nghiệp, ngân hàng, suy cho cùng đều được tính vào giá thành sản phẩm mà người tiêu dùng là khâu cuối của chuỗi kinh doanh. 

Cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng, ngân hàng có thể chịu thiệt chút đỉnh khi tiếp tục mạnh tay giảm lãi suất cho vay như đã làm với lãi suất huy động. Giảm lãi suất huy động, ngân hàng có lo nhưng sẽ không nhiều vì ai cũng biết, có giảm nữa thì người dân vẫn chọn gửi tiền là kênh đầu tư an toàn hơn cả trong bối cảnh hiện nay. 

Còn giảm lãi suất cho vay cần sự dũng cảm lớn hơn nhiều từ phía ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng sẽ chịu sức ép lớn từ các cổ đông về mặt lợi nhuận. Mấy ai dám cầm “dao tự cắt thịt mình”. Việc cân nhắc các yếu tố, thời điểm là việc quan trọng và phải làm từ từ. Kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm vẫn luôn là câu hỏi được chờ đợi từ phía các doanh nghiệp và người dân.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.