Xây nhà, bán dưa

Xây nhà, bán dưa
TP - Chủ một doanh nghiệp tại khu vực ĐBSCL tuyên bố sẽ chi tiền xây nhà phục vụ sinh viên nghèo tại TPHCM và ai cũng thấy hành động của ông, nếu thành hiện thực, là rất đáng quý.

Không những thế, vị doanh nhân ở Đồng Tháp này còn nói sẽ hỗ trợ toàn bộ học phí, tiền ăn cho hơn 400 sinh viên ở ký túc xá do ông đầu tư. Ngoài ra, những sinh viên này sẽ được đào tạo những kỹ năng cần thiết để vào đời.

Có tờ báo đăng bài bình luận nói “cần lắm những tấm lòng như ông Bên”. Quả không sai. Xã hội có thêm nhiều người như ông Phạm Văn Bên, doanh nhân kể trên, thì chắc sẽ tốt hơn.

Nhưng nếu xét ở góc độ khác, xã hội “đang cần lắm” những người như ông Bên thì… quả là bất ổn. Bởi rõ ràng, nếu không có những người hảo tâm như ông, nhiều sinh viên nghèo sẽ không được lo toan đến nơi đến chốn. Mà lấy đâu ra lắm ông Bên như thế. Và quan trọng hơn, nếu cả xã hội chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm thì cuộc sống sẽ ra sao, có tốt đẹp hơn hay không?

Thời gian qua, rộ lên chuyện thứ trưởng đi bán dưa, doanh nghiệp  tham gia “giải cứu” hành tím, nhà nhà, ngành ngành ủng hộ nông dân bằng việc trắng đêm tiêu thụ dưa hấu, vải, hành, gạo… Phong trào chung tay giúp đỡ nông dân lan rộng. Nhưng sau khi một số người tham gia bán dưa, bán vải hỉ hả vì đã làm được việc tốt, vì “hôm nay đã mua giúp nông dân Quảng Ngãi tận những mấy trái dưa to” rồi “chia sẻ” trên Facebook  thì ngày mai, nông dân Quảng Ngãi vẫn chưa thể yên tâm với mùa dưa tới và cuộc sống vất vả của họ chưa có gì đảm bảo là sẽ thay đổi trong ngày mai. Bao năm nay, cứ đến mùa là trái vải Bắc Giang lại một lần khiến người trồng thấp thỏm. Rồi còn đó bắp cải, cà chua Đà Lạt, thanh long Ninh Thuận, Bình Thuận, cá tra, cá basa của ĐBSCL…  Bao nhiêu sự hảo tâm là đủ? Và thực sự là người nông dân có cần kiểu “chung tay”, “chia sẻ” kiểu đó không? Điệp khúc trồng-chặt, được mùa-mất giá, bị động đầu ra-bị ép giá đã được nói đi nói lại nhiều năm nhưng tình hình không có nhiều biến chuyển thì vài nỗ lực nhỏ nhoi của một vài vị thứ trưởng trong việc bán dưa, bán gạo liệu có thực sự là giúp người dân đúng cách? Rõ ràng, người dân không đơn thuần trông chờ bộ trưởng y tế phải ngay lập tức có mặt tại hiện trường một vụ tai nạn nào đó, hay thứ trưởng công thương phải thức đêm bán dưa vì vai trò và vị trí của các vị nằm ở chỗ khác.

MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.