Xóa biên giới trách nhiệm

Xóa biên giới trách nhiệm
TP - Giữa Thủ đô văn minh, có những cư dân bơ vơ. Đây không phải là chuyện lạ. Những cư dân sống giữa ranh giới các phường hoặc các huyện của Hà Nội. Chuyện cứ như đâu đó ở vùng biên giới xa xôi, hẻo lánh.

Những cư dân “ranh giới” bị chính quyền 2 bên đẩy qua-đẩy lại. Đi kèm với đó là những quyền lợi công dân bị “treo”: Hộ khẩu, sổ đỏ, chuyện học hành của con cái… Tôi không nghĩ chính quyền làm khó, mà ngay cả họ cũng bị vướng vào những bùng nhùng quy định. Tuy nhiên, không lẽ từ khi đặt móng xây chung cư, chính quyền không biết và tìm cách cách tháo gỡ? Và rồi, vai trò của chủ đầu tư tòa nhà đâu? Hay tất cả đổ lỗi cho cơ chế và tiếp tục để các cư dân bơ vơ? Những câu hỏi này thực sự chỉ những ai trong cuộc hoặc đặt mình trong cuộc mới đủ thấm thía.

Trên thế giới có những quán bar mà thực khách ngồi giữa lằn ranh biên giới một cách thích thú. Ngồi uống bia, chân trái nước này, chân phải nước kia. Hóa ra, giữa biên giới không có gì ngăn cách mới thấy tường rào cao nhất chính là hệ tư tưởng. Những cư dân nói trên có lẽ chơi vơi như con thuyền giữa trùng lớp quy định và sự đùn đẩy của chính quyền địa phương. Và tôi tự hỏi, nếu một cái cây trên phố bị đổ, gốc phường này, ngọn phường kia, hẳn chính quyền 2 bên lung túng lắm. Lâu nay, mỗi lần cơ quan chức năng “càn quét” những tụ điểm tệ nạn (như mại dâm, ma túy), địa phương nọ đuổi, “tệ nạn” lại sang địa phương kia. Cuối cùng, “tệ nạn” chọn đóng địa bàn giữa lằn ranh địa giới 2 địa phương để bảo toàn. Dường như quy luật bảo toàn của cái xấu là phải ở nơi mắc kẹt của trách nhiệm.

Tuần qua, có một cô gái Chảo Thị Yến (người Dao) sinh ra tại vùng biên giới khó khăn (Lào Cai) đã vượt chính mình để giành học bổng lớn (gần 50 nghìn euro) học thạc sỹ tại Đức. Có biên giới nào ngăn nổi lòng quyết tâm của cô gái nhỏ bé đó. Đây dường như không còn niềm vui của một người xa lạ. Nó ấm áp và gần gũi lạ thường, như biết tin tốt về người thân. Nó không phiền như “biên giới nhỏ” chạy cắt ngang những tòa chung cư giữa Thủ đô.

Hà Nội đang có sự chuyển mình thực sự. Những tuyến buýt nhanh (BRT), tuyến metro trì trệ, bê bối sẽ sớm về đích bởi những đầu tàu mới. Những con phố đêm trung tâm sẽ không vắng ngắt như một làng quê hẻo lánh trước quyết định mới. Đến ngay cả việc phê bình một lãnh đạo Sở GTVT công khai (chậm xử lý xe khách chạy xuyên tâm thành phố) cũng chỉ có Hà Nội làm được, trong khi TPHCM bao năm hô hào vẫn chưa thể triệt để được vấn nạn xe dù, bến cóc giữa nội đô. Việc xóa bỏ biên giới trách nhiệm, chắc cũng không xa.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.