Mới nhất

Bà Duyên kể lại những cuộc trục vớt chiến hạm, tàu chiến bị đắm và nhiều xác người trên sông Cửa Lớn

Sống ở đáy sông: Những cung bậc thợ lặn Đất Mũi

TP - Dù vất vả, đối mặt hiểm nguy chực chờ nơi đáy sông, cửa biển nhưng nhiều thợ lặn ở vùng đất tận cùng Tổ quốc (Cà Mau) vẫn bám nghề, giữ nghề, vì kế sinh nhai. Có người chấp nhận đánh đổi hạnh phúc riêng tư để sống với nghề, cũng có người tử nạn lúc làm nghề.
Nhóm của ông Trương Văn Bê đang lặn đất đắp gốc chuối cho chủ vườn ở quận Thốt Nốt, TP Cần ThơẢNH: HÒA HỘI

Sống ở đáy sông: Nổi chìm ai tỏ?

TP - Trầm mình dưới sông, kênh, mương hàng giờ đồng hồ, những người đàn ông trung niên chuyền từng thùng đất dưới mương lên bờ để đắp vào gốc chuối. Họ là những thợ lặn đất ở miền Tây, bao năm vẫn gắn bó với cái nghề gian khổ này vì miếng cơm manh áo, vì lo cho con cái học hành…
Thợ lặn nhảy xuống sông Hàn tìm bắt chíp chíp. Ảnh: N.Đ

Sống ở đáy sông: Đeo chì đi dưới sông Hàn

TP - Đến Đà Nẵng thưởng thức hải sản, du khách không thể bỏ qua món chíp chíp hấp, xào trứ danh. Để có được những con chíp chíp thơm lừng, ăn lần là nhớ mãi những ngư dân phải nhảy xuống sông Hàn, lặn hàng tiếng đồng hồ để tìm bắt.
Những người lính Ra đa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu

Du xuân theo cánh sóng Ra đa

TP - Với người lính Ra đa, mùa xuân bắt đầu khi nhìn thấy chim én chao lượn trên bầu trời. Cách họ du ngoạn mùa xuân cũng rất đặc biệt, theo những cánh sóng trên không, canh giữ vùng trời cho người dân an vui đón Tết…
Cho thuê người yêu, 'nóng' từ đời đến phim

Cho thuê người yêu, 'nóng' từ đời đến phim

TP - Bước vào đầu tháng Chạp, các dịch vụ cho thuê người yêu lại được đẩy mạnh quảng cáo trên mọi nền tảng. Dân trong nghề gọi đây là tháng củ mật. Như mấy năm trước, nếu muốn có “người yêu” vào đúng dịp Tết thì phải đặt trước ít nhất 10 ngày. Năm nay, nhắm vào nhu cầu của thị trường, các “bên cung cấp dịch vụ” mọc ra nhiều hơn nên “o đờ kiểu gì cũng có”.
Ngọt như mật mía…

Ngọt như mật mía…

TP - Mỗi năm, sát Tết Nguyên đán, trời chuyển rét ngọt cũng là lúc làng mật mía Tân Hương, huyện Tân Kỳ, Nghệ An vào mùa hối hả nhất.
Tranh thủ vận chuyển, cắt tỉa vào đêm khuya

Buốt lạnh cùng hoa, cây cảnh

TP - Mỗi khi đường phố xuất hiện đào, quất cùng hình ảnh những người buôn bán khắp nơi tụ về là xuân đang về rất gần. Đêm vỉa hè Hà Nội, trong gió lạnh thấu xương, bên đống lửa bập bùng, chuyện nghề, chuyện đời, chuyện Tết rộn ràng, khấp khởi…
Lưu Văn Khoa (bìa phải) trong buổi phỏng vấn tuyển viên chức. Ảnh: Nhàn Lê

Chuyện về một ứng viên được tuyển thẳng vào 'thảm đỏ' nhân tài

TP - Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Lưu Văn Khoa vượt lên hoàn cảnh để tốt nghiệp loại xuất sắc và được tuyển thẳng làm giáo viên với lương gấp đôi thông thường. Sắp tới, viên chức trẻ này sẽ giảng dạy môn Toán ở một trong 2 trường chuyên lớn nhất TPHCM, mang kỳ vọng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thành phố giành thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.
Tiếng đàn đã thắp lên nụ cười và hy vọng về tương lai cho các em nhỏ. Ảnh: Nguyễn Thành

Cung đàn lấp đầy những “vầng trăng khuyết”

TP - Đã mấy tháng nay, các buổi chiều cuối tuần, trung tâm Hỗ trợ giáo dục phát triển hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng lại rộn vang những tiếng đàn của những em bé khiếm thị. Tiếng thầy giáo trẻ vui đùa, khích lệ các em nhỏ học đàn làm không khí nơi đây thêm rộn ràng. Ở đó, từng nốt nhạc đang dần mở ra thế giới nhiệm màu cho những “vầng trăng khuyết”.
Mưu sinh trong rừng mới

Mưu sinh trong rừng mới

TP - Cách đây gần 30 năm, người dân xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa đi Nam Định, Thái Bình nhặt những quả sú vẹt về ươm giống, trồng ở bãi biển. Giờ thì sú vẹt rậm rạp ngăn sóng, giữ bùn. Cả một không gian trù phú hứa hẹn một hệ sinh thái xanh…
Anh Y Pôt (bên trái) thể hiện tài ca hát trên Shark Tank Việt Nam

Kể chuyện văn hóa về 'viên ngọc đen'

TP - Ở tuổi 30 đầy hoài bão, một chàng trai người Êđê quyết định dừng nghiệp y đức, rẽ lối kinh doanh. Giữa “rừng” thương hiệu cà phê với nhiều “ông lớn” vang danh thế giới, anh vẫn thành công theo cách riêng của mình.
Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, cha ngư dân thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi vừa mất tích trên biển. Phía sau là hòn Chóp Chài Ảnh: Văn Chương

Nhìn Chóp Chài nhớ Khoai nhớ Củ

TP - Ở làng chài Đông Tác này, mỗi khi có đại nạn người ta lại nhớ đến chuyện buồn thời xưa của hai anh em ngư dân tên Khoai và tên Củ, cùng nằm lại biển khơi. Những ngày này, làng đang để tang 5 ngư dân trẻ vừa mất tích trên biển, nỗi thương tiếc lại chất ngất như mây giăng ngọn núi Chóp Chài.
Lớp học hát lý được tổ chức đều đặn mỗi cuối tuần ở nhà gươl thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc). Ảnh: Giang Thanh

Lớp học giữ câu hát lý di sản của người Cơ Tu

TP - Những lớp học được duy trì đều đặn mỗi cuối tuần, gửi gắm kỳ vọng của những già làng Cơ Tu ở Đà Nẵng đến lớp trẻ để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy lối hát di sản của đồng bào mình.
Chị em bà Cao Hồng Lệ (Tân Thành, Cà Mau) dệt chiếu

Xa dần chiếu Cà Mau

TP - Trên các dòng kênh miền Tây lâu rồi không còn thấy bóng dáng những chiếc ghe chở chiếu Cà Mau. Cũng không có thêm những chuyện tình đẹp và nổi tiếng như trong bài ca cổ “Tình anh bán chiếu”. Nghề dệt chiếu ở vùng đất cuối trời Tổ quốc đã qua những tháng ngày hưng thịnh… dần rơi vào quên lãng.
Nhớ quẹ

Nhớ quẹ

TP - Quẹ (rêu đá) thứ vưu vật giời ban riêng xứ Tây Bắc…
Cô giáo có duyên 'phá án'…

Cô giáo có duyên 'phá án'…

TP - Năm 13 tuổi Nguyễn Thị Loan đã có duyên phá án. Đến nay, sau hơn 40 năm, chị đã tham gia góp sức điều tra khám phá hơn 60 vụ án liên quan đến trộm, cướp.
Quý vật gặp được quý nhân…

Quý vật gặp được quý nhân…

TP - Ngay từ lúc theo gia đình vào Tây Nguyên sinh sống, anh Đinh Văn Bộ đã phải lòng nét văn hoá truyền thống của người dân bản địa. Những tháng năm được sống trong sự đùm bọc của người dân, anh đau đáu với một trăn trở, làm gì để giữ được bản sắc cho người dân.
Ngư dân ở đảo Phú Quý giờ đây đã không còn quá lo lắng chuyện rạn Lớn, vì tàu có thiết bị định vị và công suất máy lớn. Ảnh: Văn Chương

Chuyện bí ẩn cứu người ở đảo Phú Quý

TP - Đầu năm 2023, báo chí liên tục đặt câu hỏi vì sao vùng biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận liên tục xảy ra đắm tàu? Những kình ngư ở Phú Quý ngạc nhiên và nói “Tại sao đến bây giờ người ta vẫn chưa biết gì về núi ngầm dưới biển khiến từ tàu cổ, đến tàu thời hiện đại đều gặp nạn?”.
Mùa rươi, không phải ai cũng biết

Mùa rươi, không phải ai cũng biết

TP - Tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, khi ruộng đồng đã thu hoạch xong cũng là thời điểm người dân sống dọc bãi bồi sông Lam bước vào một vụ mùa đặc biệt - mùa rươi.
Ước mong an cư của người dân xóm chài

Ước mong an cư của người dân xóm chài

TP - 23 giờ đêm, trời trở lạnh, chị Hiền rời thuyền lớn, cắp chiếc thau đựng vạt lưới xuống thuyền nhỏ. Tiếng máy nổ phá đi không gian tĩnh mịch của xóm vạn đò Vạn Thắng Lợi (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Chiếc thuyền rẽ nước ngược lên thượng nguồn sông Hồng, bóng đêm trải dài hun hút...
Thanh niên làm viên hạt giống

Người trẻ lên non - Kỳ cuối: Kiến tạo lá chắn xanh

TP - Một nhóm bạn trẻ ở Đắk Lắk ưa xê dịch, khám phá thiên nhiên. Những lần tham gia dã ngoại, leo núi băng rừng họ đều gieo một mầm xanh. Không chỉ mỗi hạt giống, mỗi cây xanh được tái sinh, mà qua mỗi chuyến đi, nhóm bạn trẻ học nhiều kiến thức từ thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường sinh thái.
Chị H Zu Ni giới thiệu sản phẩm cà phê truyền thống

Người trẻ lên non - Kỳ 2: Hương cà phê của thiếu nữ Êđê

TP - Không đặt nặng việc kinh doanh, nhiều lần bỏ qua những đơn hàng lớn, cô gái Êđê H Zu Ni Niê quyết giữ phương pháp rang xay thủ công của người Êđê. Người uống sẽ cảm nhận được nét đẹp văn hóa của cà phê truyền thống, tình cảm của bao bàn tay rang đảo, thậm thịch với cối giã.
Anh Dũng (thứ 2 phải qua) chia sẻ về mô hình cà phê vườn rừng

Người trẻ lên non - Kỳ 1: Nông nghiệp dưới tán rừng

TP - Nhiều người trẻ rời thành phố phồn hoa, ồn ào, tìm về với thiên nhiên để làm chủ chính mình. Họ mang theo những khát khao xây dựng giấc mơ trên con đường riêng, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương và tạo sinh kế cho người dân.
Những 'ông bà già Noel' làm ấm phố đêm

Những 'ông bà già Noel' làm ấm phố đêm

TP - Ngăn cách với sàn gạch bằng một tấm ni lông gói hàng, đắp trên người là chăn cũ, áo khoác và vỏ hộp các tông. Rất nhiều người vô gia cư ở Hà Nội đã qua đêm như thế, trong cái rét hại dưới 10 độ C. Từ khoảng 3 đêm nay, giấc ngủ của họ có thêm chút hơi ấm nhờ vào hàng trăm “ông bà già Noel” đi phát quà sớm, với chăn bông và đồ ăn.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Những chiếc máy ảnh cổ đang hút hàng. Ảnh: Trần Nguyên Anh

Máy ảnh vỉa hè

TP - Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, tôi thường vào TPHCM công tác rồi ngẩn ngơ lạc vào “vương quốc máy ảnh” của thành phố “Hòn ngọc Viễn Đông”. Con phố lớn nhất, xa xỉ nhất là đường Nguyễn Huệ nằm ngay trước UBND thành phố chính là “phố máy ảnh” với mấy chục tiệm bán máy ảnh sang trọng, những cửa hàng in phóng ảnh và cả các studio…