Ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
TP - Đã nhiều lần đến ngôi nhà nhỏ nằm bên dòng Kiến Giang thơ mộng - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời, đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ, lần nào cũng vậy, khi đặt chân lên sân nhà, cảm giác ấm cúng, gần gũi  luôn thường trực trong tôi.
Ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ảnh 1
Ngôi nhà của Đại tướng được phục dựng nguyên trạng. Ảnh: H.N

Như thường lệ, gần đến ngày 22-12, tôi lại hòa vào dòng người đổ về làng An Xa, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) - nơi có ngôi nhà của Đại tướng.

Đón chúng tôi ở cổng là một người đàn ông tuổi chừng 70, dong dỏng cao và nụ cười luôn thường trực trên môi. Ông có tên là Võ Đại Hàm, cháu gọi Đại tướng bằng ông và được Đại tướng giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà. Tuổi đã cao, nhưng ông Hàm vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn khi được hỏi về lịch sử ngôi nhà của Đại tướng - Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.  

Năm 1947, trước sự kiên trung một lòng theo lí tưởng giải phóng dân tộc của dòng họ Võ, giặc Pháp đốt cháy trụi ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của gia đình Đại tướng để trả thù. Do chiến tranh khốc liệt, mãi đến khi đất nước thống nhất (1977), ngôi nhà của Đại tướng mới được gia đình và chính quyền địa phương phục dựng.

Gần như dấu tích của ngôi nhà bị xóa sổ, chỉ duy nhất còn lại cây khế. Nhờ cây khế gần 100 năm tuổi ấy, nơi gắn nhiều kỉ niệm thủa thiếu thời của Đại tướng, người ta xác định được vị trí chính xác để phục dựng ngôi nhà trên nền đất cũ.  

Giờ thì ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái, lợp ngói đã được những người thợ tài hoa nhất vùng thời đó phục dựng nguyên trạng, không chỉ về kiến trúc mà cả chất liệu gỗ. Cây khế, nơi Đại tướng thường ngồi dưới bóng mát để học bài và cùng bạn bè đồng lứa chơi trò con trẻ, nay vẫn tỏa bóng xanh tươi ngay đầu hồi nhà.

Phía trước nhà có cây vú sữa cổ thụ, nhiều cây hoa cảnh và ngõ vào là hai hàng dâm bụt xanh mút mắt. Phía trái ngôi nhà rường là nhà bếp, tường xây lợp tranh có sân rộng lát gạch. Gian chính giữa là bàn thờ tổ tiên. Phía trên cùng có ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng là Võ Quang Nghiêm và Trần Thị Kiên. Phía dưới có ảnh bà Nguyễn Thị Quang Thái phu nhân đầu tiên của Đại tướng, người chiến sỹ cách mạng đã hi sinh khi còn rất trẻ.

Phía ngoài bàn thờ là bàn tiếp khách và gian bên cạnh là phòng ngủ đặt một chiếc giường ngủ được trải chiếu cói. Trong nhà còn treo nhiều ảnh của Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và những đồng chí của mình. Nhiều vật dụng gia đình đặc trưng của vùng chiêm trũng Lệ Thủy như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, lu, được sắp đặt ngăn nắp.

Ông Hàm kể, năm 2004, Đại tướng về thăm quê, vô cùng xúc động khi thấy ngôi nhà của mình được phục dựng đến từng chi tiết. Đại tướng căn dặn con cháu: “Phải làm sao để nhà và vườn tược luôn có bàn tay chăm sóc để, khi bà con đến thăm, người ta không cảm thấy lạnh”. 

Ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ảnh 2
Cây khế vẫn tỏa bóng một góc vườn nhà của Đại tướng

Đứng dưới gốc khế trên 100 tuổi, ông Hàm bùi ngùi: “Bao giờ cũng thế, mỗi lần về quê, nơi đầu tiên mà Đại tướng đến là nghĩa trang liệt sĩ huyện, để thắp hương cho người cha kính yêu của mình - liệt sỹ Võ Quang Nghiêm và hàng ngàn chiến sỹ của ông đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ; thắp hương trên mộ mẹ và những người thân trong gia đình đã khuất ở nghĩa trang gia đình.

Ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ảnh 3 Những đoàn cựu chiến binh 60-70 tuổi đạp xe đạp từ miền Nam ra thăm nhà Đại tướng; những ông tây to cao đen có, trắng có cứ trầm trồ cả buổi rồi bỏ đồ ăn mang theo ngồi bệt dưới cây khế cùng nhau ăn uống vui vẻ. Gần đến ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22-12) khách đến càng đông. Có ngày, mấy chục đoàn ghé thăm. Nhiều khi mệt nhưng vui lắm chú à!Ngôi nhà tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ảnh 4

Trở về ngôi nhà nhỏ, Đại tướng kính cẩn thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Đại tướng hỏi thăm những người bạn thuở thiếu thời xem ai còn ai mất, bắt tay, ôm hôn từng người bà con, làng xóm đến thăm. Ra vườn, Đại tướng tự tay tưới cây, tỉa cành...

Khi sức khỏe không cho phép Đại tướng về thăm quê nhưng nhiều dịp, nhất là sau những lần bão lũ, Đại tướng bao giờ cũng gọi điện về nhà hỏi: “Bà con làng xóm thế nào, có bị thiệt hại chi không? Nhà mình có sao không, cây cối trong vườn có bị đổ không?”. Đại tướng rất quý cây khế, thường xuyên căn dặn tôi cách chăm sóc.

Mỗi năm tết đến, bao giờ cũng vậy, con và các cháu của Đại tướng cũng thay nhau về quê, thắp hương tổ tiên, ông bà. Đại tướng còn gửi cả bánh chưng, mứt tết từ Hà Nội vào để thắp hương cho ông bà tổ tiên sau đó mời bà con làng xóm cùng ăn. Ba ngày tết, ngày nào cũng có bà con làng xóm đến thăm nhà, chúc tết y như đang có Đại tướng ở nhà vậy”.

Ông Hàm kể, ngày xưa, ông được Đại tướng đưa ra Hà Nội nuôi từ bé vì thương ông là con liệt sỹ. Ông được đi học ở khoa điều khiển từ xa, Trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh - Trung Quốc). Học được 3 năm thì xảy ra Cách mạng Văn hóa, ông phải về nước học tiếp ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Làm được 2 năm ở Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo vì hoàn cảnh gia đình, năm 1978, ông phải về quê làm nông dân. Cũng từ đó ông được Đại tướng giao nhiệm vụ tham gia phục dựng và trông coi nhà này.

Nhà ông Hàm nằm ngay sau lưng nhà Đại tướng, cách nhau một hàng rào tường xây. Để tiện cho việc chăm sóc ngôi nhà và tiếp khách đến thăm, ông đập mấy hàng gạch của hàng rào và cứ thế ông qua lại 2 nhà bằng cái ngõ này.

Ông Hàm cho biết, ngày càng có nhiều đoàn khách đến thăm nhà Đại tướng, trong nước có, nước ngoài có. Ông Hàm cười tươi: “Có đoàn ùn ùn kéo đến, đưa cả băng rôn khẩu hiệu đi theo, treo lên rồi trao học bổng cho học sinh học giỏi ngay trong sân nhà Đại tướng. Những đoàn cựu chiến binh 60 - 70 tuổi đạp xe đạp từ miền Nam ra thăm nhà Đại tướng; những ông tây to cao đen có, trắng có cứ trầm trồ cả buổi rồi bỏ đồ ăn mang theo ngồi bệt dưới cây khế cùng nhau ăn uống vui vẻ. Gần đến ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12) khách đến càng đông. Có ngày, mấy chục đoàn ghé thăm. Nhiều khi mệt nhưng vui lắm chú à!”.

Chia tay ông Hàm, rời ngôi nhà có đến ba thế hệ đã hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lòng tôi thấy ấm áp đến lạ. Những hình ảnh, những câu chuyện về gia đình Đại tướng cứ vương vấn mãi trên đường về. 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.