Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ 10 năm trước

TPO - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm lịch sử Hoa Kỳ. 10 năm trước, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải cũng đã thăm Hoa Kỳ. Báo điện tử Tiền Phong xin giới thiệu lược ghi chép của nhà văn, nhà báo Xuân Ba trong nhóm báo chí tháp tùng chuyến thăm lịch sử của một Thủ tướng Việt Nam lần đầu đến Hoa Kỳ tháng 6 năm 2005.

Những ghi chép này để bạn đọc có thêm thông tin ngõ hầu rộng mở nhiều góc độ khác nhau về hai chuyến thăm Hoa Kỳ trong vòng 10 năm.

Kỳ 1: Giúp dân Mỹ hiểu về Việt Nam

Bốn giờ sáng, ngày 16/6/2005, Hà Nội đang những ngày oi nhất trong năm. Phòng VIP A sân bay Quốc tế Nội Bài. Có mặt sớm nhất có lẽ là cánh báo chí tháp tùng được can dự vào một sự kiện lớn: Lần đầu tiên Tổng thống Hợp chúng (không hiểu sao lâu nay cứ quen gọi là chủng) quốc Hoa Kỳ G. Bush mời Thủ tướng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải thăm hữu nghị chính thức Hoa Kỳ.

Tôi chú mục phía đằng đuôi chuyên cơ dõi một lượt những thành viên của chuyến đi xa: Phan Văn Khải, Thủ tướng Chính phủ. Vũ Khoan, Phó Thủ tướng. Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng tài chính. Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Cao Đức Phát, Bộ trưởng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguyễn Tâm Chiến Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ…


Cả thảy 34 vị trong đoàn chính thức. Đoàn tuỳ tùng, hình như có lẽ là đông nhất từ trước đến nay trong các cuộc thăm, 66 vị. 

Nhóm báo chí tháp tùng được nhà nước đài thọ kinh phí lẫn tự túc là 20 người cũng được coi là xôm nhất trong các chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ngoài của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam.

Sáu giờ sáng, chuyên cơ cất cánh.  Sau bẩy giờ bay, chuyên cơ đáp xuống sân bay Narita của Nhật Bản gọi là hạ cánh kỹ thuật mấy tiếng đồng hồ rồi xuyên một mạch qua điệp trùng Thái Bình Dương.

Ít ai biết, thời gian hạ cánh kỹ thuật ấy, Thủ tướng Koizumi đã chờ sẵn tại phòng VIP sân bay. Một cuộc gặp thân tình giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật, cá nhân hai Thủ tướng vốn từng là chỗ quen biết lâu năm… Chắc chuyến gặp ấy, Thủ tướng Khải có thêm những thông tin cần thiết về chuyến đi và cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ vốn là đồng minh thân thiết cật ruột với Thủ tướng Koizumi cùng đất nước Phù Tang?

Vậy là chẵn một đêm, chính xác là mười tám tiếng! Chừng ấy thời gian chỉ để ngủ thì sướng quá đi, nhưng với cánh báo chí, thi thoảng người ta vẫn bắt gặp họ lò dò từ đầu đến cuối máy bay mà tất tả với những biên chép hỏi han này nọ... 

Trong tay tôi là cuốn lịch trắng mới vừa được phát. (Tất thảy những chuyến thăm, cuốn chương trình bìa màu trắng bao giờ các phóng viên tháp tùng cũng nhận được sau một hai giờ bay. Không có việc phát trước dưới mặt đất, nghe nói là để giữ bí mật, đảm bảo an toàn cuộc thăm). Cuốn chương trình khổ bé nhưng dày dặn hơn mọi lần gồm 70 trang. Dày dặn vì kín đặc chương trình hoạt động của Thủ tướng và Đoàn đại biểu Việt Nam tròn một tuần trên đất Mỹ. 


“Chỉ có Thủ tướng Phan Văn Khải mới giúp dân Mỹ hiểu rõ về Việt Nam”

Tôi xin trích nguyên câu ấy của  Cựu Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Peter Peterson trong một cuộc phỏng vấn về sự kiện Thủ tướng Phan Văn Khải thăm hữu nghị chính thức nước Mỹ. Ông cựu Đại sứ nói vậy là thế nào nhỉ?

Thử điểm lại, trên mười năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Việt Nam thăm Mỹ có Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000) Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng (2001) Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003) và nhiều đoàn cấp Bộ trưởng. Phía Mỹ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam. Ngoại truởng W.Chistopher (1995) Ngoại trưởng M.Albright (1997) Cố vấn an ninh quốc gia A.Lake (1996) Cựu Tổng thống G. Bush ( 1995) Bộ trưởng quốc phòng Cohen ( 2000) Ngoại trưởng C. Powell ( 2001) và chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton tháng 11 năm 2000. 

Trong bài trả lời phỏng vấn ấy, vị cựu đại sứ có  tường tận thêm rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải là cực kỳ quan trọng từ trước đến nay. Thậm chí còn quan trọng hơn cả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton. Từ trước đến nay chưa có Thủ tướng Việt Nam nào thăm Mỹ. Chỉ có người lãnh đạo của Việt Nam mới có thể giúp dân Mỹ hiểu về Việt Nam. Không ai kể cả tôi hay các vị Bộ trưởng làm được điều này. Bởi vì Thủ tướng sẽ phải phát biểu thay mặt cho nhân dân Việt Nam...

 Có lẽ phương tiện đầu tiên, cái kênh đầu tiên Thủ tướng sử dụng để truyền tải thông điệp của mình tới dân Mỹ và cả thế giới là báo chí?
 Rất nhanh nhạy, phóng viên tờ Washington Post từ ngày 15 tháng 6 đã xin gặp Thủ tướng. Và bây giờ cuộc phỏng vấn đúng hơn là một cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa Thủ tướng và cây thời sự bình luận quốc tế  Nakashima của tờ Washington Post đã được truyền tải đi khắp thế giới sau cuộc phỏng vấn từ 9 giờ đến 10 giờ 30 phút ngày 15 tháng 6. 

Xin cảm ơn Ngài Thủ tướng đã dành cho báo cuộc phỏng vấn này. Đây là một thời điểm rất quan trọng đối với cả hai nước. Bởi là lần đầu tiên trong 30 năm qua, Thủ tướng Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Xin Ngài cho biết ý nghĩa của chuyến thăm này?

- Chuyến đi thăm Mỹ lần này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Lần đầu tiên có một nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ, lãnh đạo của một nước Việt Nam thống nhất. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm 10 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 
Tôi nghĩ rằng trong 10 năm qua, hai nước đã làm được rất nhiều việc và có những tiến bộ rất quan trọng. Chuyến đi là để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước chuyển sang một giai đoạn mới, một tầm cao mới, thiết lập quan hệ hữu nghị, đối tác xây dựng, hợp tác nhiều mặt, ổn định lâu dài, vì lợi ích của nhân dân hai nước. 

Trong 10 năm qua, kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, xin Ngài cho biết những sự kiện có tính chất cột mốc?

Có thể nói quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm qua có bước tiến triển rất nhanh, nổi bật là kinh tế thương maị, đặc biệt là từ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 1,5 tỉ đô la năm 2001 lên 6,4 tỉ đô la Mỹ trong năm 2004, tăng 20 lần so với năm 1995.

Ngoài kinh tế-thương mại, quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị-ngoại giao, cả về khoa học, cả về y tế, giáo dục và hợp tác trong lĩnh vực phòng chống khủng bố và giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Tôi muốn nói thêm về hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại cũng đó cú những bước tiến triển tốt. Việt Nam hợp tác chặt chẽ và tích cực với phía Mỹ để tìm kiếm hài cốt lính Mỹ còn lại ở Việt Nam. Mỹ cũng giúp đỡ nhân đạo phía Việt Nam trong rà phá bom mìn cũng như tìm các hài cốt của người Việt Nam mà phía Mỹ biết, có các dự án giúp đỡ người tàn tật, xây dựng trường học ở những vùng bị chiến tranh tàn phá. 

Có những lĩnh vực trước đây thường nói là nhạy cảm như quốc phòng và an ninh: về quốc phòng, chúng tôi đồng ý cùng phía Mỹ thực hiện chương trình IMET. Tất nhiên, chúng tôi thực hiện từng bước, bước đầu, chúng tôi gửi người sang học quân y và học kỹ thuật quân sự trên một số lĩnh vực. Sau đó, sẽ do nhu cầu mà có bước đi phù hợp.

Điều này rất có ý nghĩa, chắc là Ngài sẽ tuyên bố điều này tại Washington?

Chúng tôi sẽ gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và sẽ công bố việc này…

Việt Nam mong gia nhập WTO vào cuối năm nay, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đang tiến hành đàm phán. Ngài có cho rằng chuyến đi có tạo nên một bước đột phá nào không để thống nhất kết thúc đàm phán?

Việt Nam mong muốn kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ để gia nhập WTO. Việt Nam đó cử một phỏi đoàn hùng hậu sang đàm phán tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam mong muốn phía Hoa Kỳ sớm kết thúc đàm phán trong năm nay.

Ngài có cho rằng Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO vào cuối năm nay?

Chúng tôi có đầy đủ hy vọng để tin rằng Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm nay. Nhưng đây không phải là thời cơ cuối cùng vì hàng năm, Hội đồng WTO đều họp và kết nạp các nước thành viên mới. Chúng tôi cũng muốn nói thêm rằng: nếu Việt Nam gia nhập WTO thì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi, đặc biệt, các doanh nghiệp đầu tư, thương mại của Hoa Kỳ cũng có điều kiện làm ăn dễ dàng hơn với Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn tồn tại các vấn đề gây nản lòng cho các nhà đầu tư…Ngài dự định sẽ có những cải cách gỡ và sẽ thảo luận gỡ trong chuyến đi tới Hoa Kỳ? 

Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã thành công trong 20 năm Đổi mới vừa rồi. Chúng tôi đó đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đó là nhờ đường lối đối ngoại và đối nội đúng đắn. Qua 20 năm đổi mới, chúng tôi rút ra bài học là muốn đạt được phát triển thì phải cải cách nền kinh tế. Việt Nam cải cách kinh tế nhưng phải giữ được ổn định chính trị-xã hội. Không có ổn định sẽ không có phát triển. Chúng tôi xử lý một cách hài hòa cải cách kinh tế và cải cách chính trị để thúc đẩy lẫn nhau. 

Chúng tôi nghĩ rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện rất nhiều qua 20 năm đổi mới. Cho đến nay, Việt Nam đó thu hút hơn 3000 dự án của nước ngoài với hơn 40 tỉ đôla vốn đầu tư. Ngay cả vốn ODA, của các nước tài trợ cho Việt Nam như Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản, cũng đó lên tới 23 tỉ đôla. 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Thế giới, cạnh tranh đầu tư, thương mại hết sức gay gắt, Việt Nam tiếp tục cải cách-đổi mới nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài. Những gỡ cản trở đối với đầu tư nước ngoài thỡ chúng tôi kiên quyết tháo dỡ. 

Hàng năm đều có cuộc gặp với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi lắng nghe ý kiến và giải quyết chính  đáng các yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Mỗi năm, chúng tôi có 2 lần họp với các nhà tài trợ. Họ thừa nhận, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, gần 7,5 % một năm, xuất khẩu tăng bình quân 16% trong vòng 10 năm nay, sử dụng vốn nước ngoài một cách có hiệu quả. Ai cũng đánh giá rất cao việc Việt Nam thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Ngân hàng Thế giới coi đây là một mô hình mẫu mực để các nước học tập. 

Ngài có thể nói rõ hơn về sự hài hòa giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị? 

Tôi nghĩ rằng, cải cách chính trị thúc đẩy cải cách kinh tế. Trước đây, Việt Nam theo một cơ chế kinh tế theo kiểu cũ, kế hoạch hóa tập trung. Chúng tôi đó chuyển sang một cơ chế mới là nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đó không phải chỉ là có cải cách kinh tế mà là một quyết sách chính trị. Chúng tôi đó đổi mới đường lối chính trị về kinh tế. Dân chủ ngày càng được thực hiện tốt hơn. Trước kia, Việt Nam chỉ có 2 thành phần kinh tế: Kinh Tế Quốc Doanh và hợp tác xã. Hiện nay, chúng tôi phát triển nhiều thành phần kinh tế, toàn dân được làm kinh tế. Chính vì vậy mà chúng tôi đã huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế, nguồn nội lực của đất nước nên chúng tôi phát triển kinh tế với tốc độ tương đối nhanh. Do phát triển nền kinh tế thị trường như vậy nên luật pháp cũng đó có nhiều thay đổi cho phù hợp. 

Như vậy, có thể nói, do đổi mới về kinh tế, vai trò xây dựng pháp luật của Quốc hội cũng rất khác trước đây. Quốc hội là cơ quan lập pháp nhưng cũng rất đề cao vai trò giám sát. Bầu cử Quốc hội rất tự do-dân chủ. 

Về quyền con người, tự do, dân chủ là mục tiêu của Cách mạng Việt Nam và được ghi trong Hiến Pháp của chúng tôi. Nếu hỏi thăm, các bạn có thể thấy những người dân rất hài lòng về đời sống vật chất được cải thiện, đời sống tinh thần ngày càng thoải mái hơn, quyền của người dân được tôn trọng. Người dân rất tin tưởng vào tương lai và tiền đồ của dân tộc Việt Nam. 

Khi Tổng thống Bill Clinton tới thăm Việt Nam, Ngài có nói rằng quan niệm về nhân quyền của Việt Nam khác với của Mỹ? Ngài có thể giải thích thêm về vấn đề này?

Theo tôi, về quyền con người thì mục tiêu của các nước đều giống nhau. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó nói đến quyền con người. Người đã trích tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, có quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc...”. Điều kiện lịch sử, chế độ chính trị, trình độ kinh tế, dân trí của Việt Nam và Hoa Kỳ khác nhau. Mục tiêu, chúng ta có thể đi đến cái đích giống nhau nhưng bước đi và điều kiện mỗi nước khác nhau. 
Ở Việt Nam, tất cả mọi quyền quyết định đối với vận mệnh đất nước đều thuộc quyền của nhân dân. Quốc hội là Đại diện cho quyền quyết định tối cao của nhân dân. Tất cả pháp luật mà Quốc hội thông qua đều phải lấy ý kiến nhân dân. 

Gần đây, Việt Nam có thả một số tù nhân lương tâm và một số tù nhân tôn giáo. Thủ tướng cũng đó ra chỉ thị liên quan đến vấn đề Tin lành và tôn giáo và được nước ngoài rất hoan nghênh. Sắp tới, Chính phủ Việt Nam còn có những bước đi nào khác?

Trong quá trình lịch sử dân tộc mấy ngàn năm của Việt Nam không hề có xung đột về tôn giáo. Chúng tôi có 6 tôn giáo chính, chiếm khoảng 20 triệu người. Việt Nam thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết với các tôn giáo. Chính họ đó đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ có quyền bình đẳng như tất cả những người dân khác. Chúng tôi không phân biệt đi đạo hay không đi đạo. 

Chúng tôi rất không hài lòng khi bên ngoài nói chúng tôi có tù nhân lương tâm. Ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Tất cả những ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo một quy trình chặt chẽ. Chúng tôi có luật hình sự, dân sự, tố tụng v.v. nên tất cả người dân đều làm theo luật và nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý chặt chẽ. 

Là Thủ tướng, tôi kêu gọi trừng trị nghiêm minh những người vi phạm pháp luật và không bao giờ xử oan cho người dân.
Việt Nam có nhiều đợt ân xá cho những người bị giam đã cải tạo tốt và ăn năn hối cải, có ân xá, kể cả giảm án tử hình xuống án thấp hơn.

Chúng tôi có nghị định và pháp lệnh về tín ngưỡng, gần đây nhất có chỉ thị về đạo Tin lành. Chúng tôi bảo đảm cho mọi người dân được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mỡnh. Đặc biệt với đạo Tin lành, những nơi nào đủ điều kiện thì chúng tôi cũng nhận tổ chức, cho phép thành lập nhà thờ, nhà nguyện, cử mục sư hướng dẫn để hành đạo đúng theo pháp luật. 

Một lần nữa tôi khẳng định rằng ở Việt Nam, các tôn giáo không có xung đột. Chúng tôi không có định kiến với người theo đạo. 

Khi đến Washington, Ngài sẽ tuyên bố về sự tự do - dân chủ, tự do tôn giáo ở Việt Nam?

Chúng tôi sẽ nói. Đây là dịp để người dân Mỹ hiểu về chính sách của Việt Nam. Có thể nói, khi thực hiện chính sách của Nhà nước, ở cấp này hay cấp khác có thể có sai phạm nhưng cái đó không phải là cái chính. Các nước khác cũng có như vậy. 

Ngài sẽ đến thị trường chứng khoán để rung chuông, gặp chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gate, liệu Ngài có cho rằng một nhà lãnh đạo của một nền kinh tế XHCN cũng sẽ phải như vậy, giống như tổng tư lệnh của một nền kinh tế? 

Bà không nên nghĩ đến ý thức hệ giữa hai nước. Chúng ta chỉ làm những việc có lợi ích cho cả hai bên. Đừng nghĩ ông Khải là người cộng sản đến rung chuông.

Trong chuyến thăm này, ông dự định gặp Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan, liệu Ngài có đề cập đến việc tham gia vào hoạt động gìn  giữ hòa bình không? 

Chúng tôi sẽ làm nghĩa vụ của mình. Chúng tôi làm nghĩa vụ nhưng theo điều kiện của Việt Nam. Chúng tôi đang huấn luyện một số người để có thể tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình. 

Bên lề của cuộc phỏng vấn này còn có nhiều tình tiết thú vị, chỉ xin lấy ra đây một chi tiết,  nữ phóng viên Nakashima dùng chiếc máy ảnh kỹ thuật số để ghi hình trong cuộc phỏng vấn. Thủ tướng thân mật hỏi, cô chụp ảnh đẹp không? Sau cái cười ngạc nhiên, Nakashima cho hay, cô không phải là phóng viên ảnh chuyên nghiệp nhưng sẽ cố gắng... Xong việc, cô bật máy số và lại gần giơ cho Thủ tướng coi. Tấm hình ấy, như bạn đọc biết, đã được in trên Washington Post!

Sau cuộc làm việc với Washington Post thì đến Hãng thông tấn AP truyền hình APTN cũng của Mỹ. Phóng viên của Hãng AP là Crit thuờng trú tại Đông Nam Á nằm ở Trung Quốc bay sang Việt Nam...

Thủ tướng thân tình hỏi thăm công việc của Crit những câu thế này, ông ở AP cũng như bà Nakashima của Washington Post mà tôi tiếp hôm trước đều là những tờ báo có ảnh hưởng lớn đối với bạn đọc. Vậy có những điều ông đã từng tận mắt chứng kiến những tiến bộ của cuộc cải cách mở cửa mà ông đã chứng kiến ở Trung Quốc và những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam mà ông đã nhiều lần sang đây, trên mặt báo của mình hãy thông tin rộng rãi trung thực và khách quan đến bạn đọc những điều ấy... Kết thúc buổi phỏng vấn, phóng viên Crit đã xin chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng. 

(Còn tiếp)
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).