2.000 người thường trực chống úng ngập dịp Quốc khánh

Các quận huyện, sở ngành tổ chức trực ban 24/24 h, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến mưa, lũ, úng ngập.
Các quận huyện, sở ngành tổ chức trực ban 24/24 h, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến mưa, lũ, úng ngập.
TP - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công điện, yêu cầu đơn vị liên quan chủ động xử lý kịp thời với mọi diễn biến bất lợi của mưa lũ, sẵn sàng ứng phó khi có ngập lụt xảy ra ở các tuyến phố của Thủ đô trong dịp tổ chức lễ Quốc khánh 2/9.

Công điện của thành phố Hà Nội nêu rõ, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nén có trục qua Bắc bộ sau đó có khả năng hình thành một vùng xoáy thấp trên khu vực phía Đông Bắc bộ và vịnh Bắc bộ nên từ nay đến ngày 3/9, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa giông diện rộng.

Riêng tại khu vực ven biển Đông Bắc và Đồng bằng Bắc bộ, từ ngày 31/8 đến 3/9 sẽ có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 200-300mm, có nơi trên 400mm... 

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời, có hiệu quả với mọi diễn biến bất lợi của mưa lũ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố và các quận, huyện, thị xã, đơn vị chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tăng cường công tác tuần tra, xử lý hiệu quả.

Thành phố cũng đề nghị tăng cường công tác kiểm tra hồ đập trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ, bố trí lực lượng thường trực; theo dõi, vận hành hồ, đặc biệt là đối với các hồ đã đầy nước.

Đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở, thành phố yêu cầu các đơn vị chuẩn bị phương án sơ tán dân ở các vùng bãi sông, các điểm có nguy cơ ngập úng sâu, dễ bị chia cắt. Riêng các đơn vị trồng, quản lý cây xanh, thành phố đề nghị tổ chức lực lượng kịp thời giải tỏa ngay cây đổ khi có mưa giông, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, không để ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt của nhân dân.

Đặc biệt, UBND thành phố đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố và các quận huyện, sở ngành tổ chức trực ban 24/24 h, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến mưa, lũ, úng ngập về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố theo quy định để kịp thời xử lý.

Huy động hơn 2.000 người chống ngập

Trước dự báo sẽ có mưa rào và giông trong những ngày tới, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, trong ngày Quốc khánh 2/9 tới đây, đơn vị sẽ huy động tối đa lực lượng và phương tiện để sẵn sàng ứng phó khi có úng ngập xảy ra ở các tuyến phố. 

Cụ thể, đơn vị yêu cầu tất cả cán bộ công nhân viên đều phải bố trí trực và sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có mưa lớn xảy ra trong các ngày nghỉ lễ. Theo đó, công ty sẽ bố trí hơn 2.000 cán bộ, 100 máy, ô tô các loại (bao gồm xe hút bùn, xe có lắp máy bơm) trực 24/24h để sẵn sàng ứng phó khi có ngập lụt xảy ở các tuyến phố của Thủ đô.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Võ Tiến Hùng, hiện công ty đã yêu cầu các đơn vị kiểm tra nạo vét, làm sạch các miệng xả, hậu cống, ga hàm ếch, ga thu để tăng cường khả năng tiêu thoát nước. Tập trung thực hiện trên các tuyến phố đông người, các tuyến phố phục vụ khách tham quan, du lịch hoặc nơi tổ chức các sự kiện lớn, nhà ga, bến xe, các điểm vui chơi giải trí, công viên, chợ...

Đặc biệt, tại các tuyến phố đoàn diễu binh, diễu hành đi qua như Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai và Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư… khi xảy ra sự cố, các Xí nghiệp phải có biện pháp xử lý ngay, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi lại thông suốt. 

Trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác như Kim Liên, Tân Mai, Trung Tự, Đồng Bông I, Đồng Bông II, Thanh Bình... luôn phải đảm bảo sẵn sàng hoạt động tối đa công suất 24/24h để phục vụ kịp thời việc tiêu thoát nước cho thành phố. “Trong các ngày kỷ niệm và ngày lễ, chúng tôi cố gắng khắc phục kịp thời mọi sự cố trên hệ thống thoát nước, hạn chế tối đa mức độ và thời gian úng ngập khi có mưa lớn xảy ra”, lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết.

Trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác như Kim Liên, Tân Mai, Trung Tự, Đồng Bông I, Đồng Bông II, Thanh Bình... luôn phải đảm bảo sẵn sàng hoạt động tối đa công suất 24/24h để phục vụ kịp thời việc tiêu thoát nước cho thành phố.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.