21 năm mang thân phận bị can vì chống tham nhũng

21 năm mang thân phận bị can vì chống tham nhũng
TP - Từ khi phát đơn tố cáo tham nhũng, kỹ sư Nguyễn Lâm Sáu bỗng dưng bị “chụp” nhiều trọng tội, rồi bị bắt giam chung với những kẻ giết người.
21 năm mang thân phận bị can vì chống tham nhũng ảnh 1

Sau những ngày bản thân bị đọa đày oan trái, gia đình chịu ức hiếp đủ bề. Suốt 21 năm qua ông ra Bắc vào Nam gõ cửa các ngành chức năng đòi lại công bằng nhưng vẫn chưa được giải oan. 

Đấu tranh - tránh đâu ?

Tốt nghiệp đại học năm 1966, tương lai mở ra phơi phới với chàng kỹ sư chăn nuôi Nguyễn Lâm Sáu. Trong 10 năm 1967-1977, nhận công tác tại Nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), Lâm Sáu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao ở vùng không quân Mỹ ném bom cực kỳ khốc liệt.

Từ tháng 10/1977, Lâm Sáu được Bộ Nông nghiệp điều động vào nông trường Ea Kao (Đắc Lắc). Ông đã hào hứng đưa gia đình vào vùng đất cao nguyên đầy thương tích chiến tranh với mơ ước xây dựng cuộc sống bình yên đẹp giàu cho quê hương mới.

Nhưng những gì diễn ra ở nông trường Ea Kao đã khiến Nguyễn Lâm Sáu vỡ mộng. Một mình Nguyễn Lâm Sáu  quyết liệt đấu tranh,  làm đơn tố cáo một số cán bộ lợi dụng chức quyền tham nhũng và ức hiếp quần chúng.

Trả thù người đấu tranh chống tiêu cực, những  kẻ bị ông tố cáo đã nguỵ tạo chứng lý giả mạo để  “chụp” lên đầu Nguyễn Lâm Sáu nhiều tội. Sau đó, Ủy ban Thanh tra Nhà nước tỉnh Đắc Lắc đã phải về nông trường để xác minh cho rõ trắng đen.

Báo cáo kết luận thanh tra nông trường Ea Kao số 97 ngày 4/6/1985 khẳng định: “Công tác quản lý đất đai, thiết bị xe máy, vườn cây, sản phẩm… có nhiều sai phạm nguyên tắc, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa…

Với những sai phạm như vậy, đáng lẽ lãnh đạo nông trường Ea Kao phải tiếp thu ý kiến của quần chúng để sửa chữa nhưng ngược lại họ đã tìm cách trù dập người khiếu tố một cách thậm tệ...” 

Đáng tiếc, những kiến nghị của Đoàn Thanh tra về xử lý, chấn chỉnh các sai phạm này đã không được thực thi. Ngược lại, sau đó vợ chồng Nguyễn Lâm Sáu phải hứng chịu những kiểu trả thù khác: Điều động công tác trái khoáy, đấu tố, cắt lương, cắt gạo… Rồi bỗng dưng Nguyễn Lâm Sáu bị khám nhà, bắt giam một cách vô lý giữa thanh thiên bạch nhật .

Vào tù vì chai dầu cam đã hỏng

Đã 21 năm trôi qua, nhiều nỗi đau đã bị chôn vùi, nhưng ông không thể nào quên được chuỗi ngày hãi hùng đó. “Đó là ngày 14/11/1985, hai cán bộ CA tỉnh Đắc Lắc đã đến lục soát nhà tôi.

Bao giờ được minh oan?

Xấp công văn thông báo đã chuyển đơn thư của ông đến cơ quan này cơ quan nọ suốt 21 năm qua đã dày ngồn ngộn. Trong đó, nhiều lần ông Sáu gửi đơn đến Công an tỉnh Đắc Lắc đề nghị bồi thường do bị bắt giam mà không xét xử.

Cha con ông cũng nhiều lần tìm đến Phòng tiếp dân của Công an tỉnh song lần nào tới cũng nghe trả lời là “cán bộ đi vắng”.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc Lữ Ngọc Cư đã ký Công văn số 2547 gửi Chánh Thanh tra tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh, yêu cầu: Kiểm tra, xem xét lại những nội dung khiếu nại và tường trình nêu trong đơn của ông Nguyễn Lâm Sáu để xử lý theo thẩm quyền, sớm có văn bản trả lời cho công dân; đồng thời báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 30/9/2006.

Nhận được văn bản này, ông Sáu xiết bao vui mừng, lòng tràn trề hy vọng thời điểm được giải oan đã đến. Nhưng bây giờ đã giữa tháng 10/2006, ông vẫn chưa có được chút mảy may hồi âm.

Họ khám xét rất kỹ, chỉ thu được một chai tinh dầu cam đã hỏng. Nhưng tôi vẫn bị bắt đi vì tội buôn bán hàng trái phép.

Bây giờ biên bản khám xét và bắt giam tôi vẫn còn giữ. Họ chỉ cho tôi mặc một bộ đồ và chở tôi đi trong tiếng kêu khóc thảm thiết của vợ và các con tôi.

Tôi bị giam chung với  những kẻ phạm tội giết người. Để chứng minh mình vô tội và tránh những trận đòn dằn mặt của đám phạm nhân cùng phòng, tôi đã phải giả câm, tuyệt thực, nhường hết phần cơm tù của mình cho họ.  Đói, rét, nhục, đau khiến tôi ngất xỉu.

Đến ngày 21/11/1985  công an giao cho tôi một tờ giấy, đó là Lệnh tạm tha. Lệnh tạm tha ghi rõ: “Trong khi chờ kết thúc điều tra và quyết định di lý, căn cứ vào pháp luật hiện hành: Ra lệnh tạm tha.

Bị can Nguyễn Lâm Sáu về địa phương phải trình lệnh này với địa phương và khi nào cơ quan pháp luật có giấy gọi, bị can phải đến đúng ngày,  giờ quy định”. Tôi lặng lẽ lê từng bước ra đến cổng trại giam thì nằm vật xuống bãi cỏ bên đường…”- Nguyễn Lâm Sáu nhớ lại.

Chỉ mong được bình yên, công bằng

Sau khi ra tù, Nguyễn Lâm Sáu phải đối diện với một cuộc sống đầy rẫy gian nan. Đất thổ cư của gia đình ông bị người ta đưa xe ủi đến lấn chiếm. Đêm đêm, từng cơn mưa củ đậu ập xuống mái nhà. Rồi ngôi nhà bị đốt cháy sạch sành sanh không tìm được thủ phạm. 

Người vợ của ông vốn là một cán bộ chăn nuôi giỏi giang hiền hậu, không đủ sức chịu đựng quá nhiều tai ương ập xuống, đã lâm bệnh qua đời khi tuổi còn trẻ. Một mình ông  Sáu “gà trống nuôi con”.

Kể từ khi nhận “lệnh tạm tha” mọi chế độ như lương, bảo hiểm của vợ chồng ông Nguyễn Lâm Sáu đều bị cắt. Những năm tháng ấy, đói ăn, đứt bữa trở thành chuyện thường ngày với cha con ông. May sao còn có nhiều người tốt sống xung quanh sẻ chia giúp đỡ.

Cuộc đời Nguyễn Lâm Sáu kể mãi không hết chuyện. Gần đây gặp lại ông, tôi hỏi: “Chuyện của chú thế nào rồi?”. Ông lắc đầu, rồi đọc thơ, thơ trào lộng cười mà đau ông làm cả ngàn bài để tự động viên mình trong 21 năm kêu oan:

Kiện từ dưới tỉnh không giải quyết/ Lên Trung ương chuyển tiếp địa phương/ Vòng vo mấy chục năm trường/ “Vượt cấp” “quá hạn” hết đường rồi ư ?/ Xem phim “Tể tướng Lưu gù”/ Nghĩ mình còn ở trong tù chưa ra/ Phải rồi, quyết định tạm tha/ Còn chưa xử án là “ra” thế nào? ”…

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.