Gia đình qua tranh của Nguyễn Hào Anh

Gia đình qua tranh của Nguyễn Hào Anh
TP - Được giải thoát khỏi địa ngục Trại tôm giống Minh Đức, Nguyễn Hào Anh sống trong tình yêu thương, đùm bọc, che chở của mọi người. Họa sĩ tí hon Nguyễn Hào Anh vẽ tranh để ghi nhật ký. Phần lớn các bức tranh là khát khao về một gia đình êm ấm tình thân.

>> Loạt bài về vụ hành hạ dã man cháu Hào Anh

Gia đình, gia đình… Sau gần 2 tháng, tôi gặp lại Nguyễn Hào Anh đang sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau. Hào Anh bình phục sức khỏe khá nhanh, năng động hẳn, bắt nhịp với cuộc sống tập thể. Sau khi ôn luyện kiến thức văn hóa do các mẹ ở Trung tâm dạy, Hào Anh đá bóng cùng với các em ở Trung tâm: “Đá bóng vui lắm, em đá vô 4 trái luôn!”- Hào Anh khoe. Nguyễn Hào Anh rụt rè đưa cho tôi quyển tập: “Em có cuốn sổ ghi chép. Ai giúp em, em ghi hết!”. Đó quyển tập giấy trắng được Nguyễn Hào Anh vẽ bằng bút chì, bút màu làm nhật ký. Nguyễn Hào Anh từng đạt danh hiệu “họa sĩ tí hon” hồi học lớp 3, Trường tiểu học ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước (Cái Nước). Điều tuyệt vời là những bức vẽ của Hào Anh thấm đậm tình người mặc dù em vừa qua nỗi đau mà nhiều người không tin nổi đó là sự thật. Lời đầu cho tập nhật ký bằng tranh, Nguyễn Hào Anh tâm sự: “Thưa cha mẹ! Con coi đây là cha mẹ ruột của con. Con viết bản ghi nhớ này để nhớ lời cha mẹ dặn dò và con coi đây là anh chị em ruột mới của con. Con có thêm ngôi nhà mới thân yêu để sau này con giúp đất nước tươi đẹp!”. Bức tranh đầu tiên là chú công an nghiêm nghị, dứt khoát còng tay vợ chồng Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm. Phía sau là 2 người làm công, đồng phạm hành hạ em. Bức tranh được em Nguyễn Hào Anh tái hiện lại sau khi được giải cứu khỏi địa ngục Trại tôm giống Minh Đức, cách đây gần 2 tháng. Vết thương da thịt lành dần, sức khỏe hồi phục, Nguyễn Hào Anh vẽ các bác sĩ, y sĩ, hộ lý Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, Bệnh xá công an tỉnh Cà Mau. Đó là bác sĩ Nhan Ngọc Hồng, Trưởng bệnh xá công an Cà Mau, bác sĩ Phong, nữ hộ lý Loan…, những thầy thuốc dịu dàng, ân cần, chu đáo mà Hào Anh coi như cha, như mẹ. Những bức ký họa hồn nhiên của Hào Anh đủ cho người xem cảm nhận khao khát tình người của em khi thoát khỏi địa ngục. Những bức tranh mới của Nguyễn Hào Anh là các cha mẹ ở Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau. Rời giường bệnh, Nguyễn Hào Anh được chuyển đến đây, mái nhà chung của những cụ già, những trẻ mồ côi, đặc biệt khó khăn. Hào Anh hòa nhập nhanh, thân thiện, hòa đồng với ông bà, cha mẹ và anh chị em. Hào Anh nói: “Em thích được ở đây. Mỗi sáng thức dậy, em cùng anh chị em tập thể dục, ăn sáng, học bài, chơi thể thao”. Trong số các bức tranh nhật ký của Nguyễn Hào Anh có ngôi trường tiểu học Kim Đồng, xã Định Bình (TP Cà Mau). Anh Đào Minh Hoàng, GĐ Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau hỏi: “Sao con biết Trường tiểu học Kim Đồng mà vẽ?”. Nguyễn Hào Anh cười tươi, tự tin: “Con tưởng tượng. Con nghe các anh chị em nói học Trường tiểu học Kim Đồng, gần đây”. Ký ức buồn đau vẫn còn ám ảnh Nguyễn Hào Anh tâm sự: “Em đã vẽ những bức tranh bị chủ trại giống đánh đập, đã tặng các mẹ, các cha đã giúp đỡ em. Bây giờ, nhớ lại, nhìn những dụng cụ em sợ lắm, như chiếc bình thủy (phích nước), con rẹm chết, cái bàn ủi điện, đũa sắt gắp than, giẻ lau nhà luôn ám ảnh em. Em sợ lắm”. Những trận đòn roi, tra tấn, hành hạ sẽ khó có thể phai trong tâm trí cậu bé nghèo ở mướn Nguyễn Hào Anh. Cơ quan điều tra đã tiếp tục làm rõ những hành vi man rợ, mất hết tính người của vợ chồng Giang – Thơm. Có những sự thật trước đây vẫn đang giấu kín. Lúc này, khi được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người và sau khi có những ngày bình yên, em tĩnh tâm nhớ lại. “Có nhiều lần mợ Thơm dùng bàn ủi đang nóng gí vào đùi, nhiều lần khác mợ Thơm dùng ổ khóa dây, dây thắt lưng đánh vào đầu, vào người con. Thấy con làm việc không vừa ý là mợ đánh bằng bất kỳ dụng cụ gì ở bên cạnh. Nhiều lần Thơm dùng đũa sắt để gắp than đang nóng gí vào má, đâm vào lỗ mũi, nhằm vào mắt... Đến giờ em nhớ nhất lần hành hạ nào? “Đó là lần con giặt quần áo bị rách bao tay, vô ý làm bể thau nhựa thì mợ Thơm bắt con tự xé và nuốt hết bao tay, mảnh thau nhựa bị bể. Con phải ráng ăn, mắc cổ thì uống nước vô, vì mợ Thơm ngồi canh bắt con ăn cho bằng hết” - Nguyễn Hào Anh rơm rớm nước mắt kể lại. Trong những ngày này các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Cà Mau hoàn tất hồ sơ đưa vụ hành hạ, gây thương tích đối với Nguyễn Hào Anh ra xét xử. Hào Anh cho biết: “Con sẽ nói ra sự thật, có gì con nói vậy”. Nguyễn Tiến Hưng
Nguyễn Hào Anh trong gia đình chung tại Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau


Gia đình, gia đình…

Sau gần 2 tháng, tôi gặp lại Nguyễn Hào Anh đang sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau. Hào Anh bình phục sức khỏe khá nhanh, năng động hẳn, bắt nhịp với cuộc sống tập thể. Sau khi ôn luyện kiến thức văn hóa do các mẹ ở Trung tâm dạy, Hào Anh đá bóng cùng với các em ở Trung tâm: “Đá bóng vui lắm, em đá vô 4 trái luôn!”- Hào Anh khoe.

Nguyễn Hào Anh rụt rè đưa cho tôi quyển tập: “Em có cuốn sổ ghi chép. Ai giúp em, em ghi hết!”. Đó quyển tập giấy trắng được Nguyễn Hào Anh vẽ bằng bút chì, bút màu làm nhật ký. Nguyễn Hào Anh từng đạt danh hiệu “họa sĩ tí hon” hồi học lớp 3, Trường tiểu học ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước (Cái Nước). Điều tuyệt vời là những bức vẽ của Hào Anh thấm đậm tình người mặc dù em vừa qua nỗi đau mà nhiều người không tin nổi đó là sự thật.

Lời đầu cho tập nhật ký bằng tranh, Nguyễn Hào Anh tâm sự: “Thưa cha mẹ! Con coi đây là cha mẹ ruột của con. Con viết bản ghi nhớ này để nhớ lời cha mẹ dặn dò và con coi đây là anh chị em ruột mới của con. Con có thêm ngôi nhà mới thân yêu để sau này con giúp đất nước tươi đẹp!”.

Bức tranh đầu tiên là chú công an nghiêm nghị, dứt khoát còng tay vợ chồng Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm. Phía sau là 2 người làm công, đồng phạm hành hạ em. Bức tranh được em Nguyễn Hào Anh tái hiện lại sau khi được giải cứu khỏi địa ngục Trại tôm giống Minh Đức, cách đây gần 2 tháng.

Tranh của Hào Anh - Khát khao về một mái ấm gia đình
Tranh của Hào Anh - Khát khao về một mái ấm gia đình.

Vết thương da thịt lành dần, sức khỏe hồi phục, Nguyễn Hào Anh vẽ các bác sĩ, y sĩ, hộ lý Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, Bệnh xá công an tỉnh Cà Mau. Đó là bác sĩ Nhan Ngọc Hồng, Trưởng bệnh xá công an Cà Mau, bác sĩ Phong, nữ hộ lý Loan…, những thầy thuốc dịu dàng, ân cần, chu đáo mà Hào Anh coi như cha, như mẹ. Những bức ký họa hồn nhiên của Hào Anh đủ cho người xem cảm nhận khao khát tình người của em khi thoát khỏi địa ngục.

Những bức tranh mới của Nguyễn Hào Anh là các cha mẹ ở Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau. Rời giường bệnh, Nguyễn Hào Anh được chuyển đến đây, mái nhà chung của những cụ già, những trẻ mồ côi, đặc biệt khó khăn. Hào Anh hòa nhập nhanh, thân thiện, hòa đồng với ông bà, cha mẹ và anh chị em. Hào Anh nói: “Em thích được ở đây. Mỗi sáng thức dậy, em cùng anh chị em tập thể dục, ăn sáng, học bài, chơi thể thao”.

Trong số các bức tranh nhật ký của Nguyễn Hào Anh có ngôi trường tiểu học Kim Đồng, xã Định Bình (TP Cà Mau). Anh Đào Minh Hoàng, GĐ Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau hỏi: “Sao con biết Trường tiểu học Kim Đồng mà vẽ?”. Nguyễn Hào Anh cười tươi, tự tin: “Con tưởng tượng. Con nghe các anh chị em nói học Trường tiểu học Kim Đồng, gần đây”.

Nguyễn Hào Anh nở nụ cười tin yêu cuộc sống
Nguyễn Hào Anh nở nụ cười tin yêu cuộc sống .


Ký ức buồn đau vẫn còn ám ảnh

Nguyễn Hào Anh tâm sự: “Em đã vẽ những bức tranh bị chủ trại giống đánh đập, đã tặng các mẹ, các cha đã giúp đỡ em. Bây giờ, nhớ lại, nhìn những dụng cụ em sợ lắm, như chiếc bình thủy (phích nước), con rẹm chết, cái bàn ủi điện, đũa sắt gắp than, giẻ lau nhà luôn ám ảnh em. Em sợ lắm”.

Những trận đòn roi, tra tấn, hành hạ sẽ khó có thể phai trong tâm trí cậu bé nghèo ở mướn Nguyễn Hào Anh.

Cơ quan điều tra đã tiếp tục làm rõ những hành vi man rợ, mất hết tính người của vợ chồng Giang – Thơm. Có những sự thật trước đây vẫn đang giấu kín. Lúc này, khi được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người và sau khi có những ngày bình yên, em tĩnh tâm nhớ lại. “Có nhiều lần mợ Thơm dùng bàn ủi đang nóng gí vào đùi, nhiều lần khác mợ Thơm dùng ổ khóa dây, dây thắt lưng đánh vào đầu, vào người con.

Thấy con làm việc không vừa ý là mợ đánh bằng bất kỳ dụng cụ gì ở bên cạnh. Nhiều lần Thơm dùng đũa sắt để gắp than đang nóng gí vào má, đâm vào lỗ mũi, nhằm vào mắt...

Đến giờ em nhớ nhất lần hành hạ nào? “Đó là lần con giặt quần áo bị rách bao tay, vô ý làm bể thau nhựa thì mợ Thơm bắt con tự xé và nuốt hết bao tay, mảnh thau nhựa bị bể. Con phải ráng ăn, mắc cổ thì uống nước vô, vì mợ Thơm ngồi canh bắt con ăn cho bằng hết” - Nguyễn Hào Anh rơm rớm nước mắt kể lại.

Trong những ngày này các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Cà Mau hoàn tất hồ sơ đưa vụ hành hạ, gây thương tích đối với Nguyễn Hào Anh ra xét xử. Hào Anh cho biết: “Con sẽ nói ra sự thật, có gì con nói vậy”.

Những mốc thời gian vụ hành hạ, gây thương tích Nguyễn Hào Anh

-Ngày 13-10-2008, Nguyễn Hào Anh, khi mới 12 tuổi, bắt đầu làm công tại trại tôm giống Minh Đức, được vợ chồng chủ trả công 500.000đồng/tháng.

-Đầu tháng 10-2009, Nguyễn Hào Anh bắt đầu bị vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức đánh đập, hành hạ.

-Ngày 27-4-2010, người dân ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi) tố giác với chính quyền việc Nguyễn Hào Anh bị đánh đập.

-Ngày 29-4-2010, Nguyễn Hào Anh được giải thoát, đưa điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, chuyển đến Bệnh xá công an Cà Mau, tỷ lệ thương tật 66,83%.

-Ngày 29-4-2010, Cơ quan CSĐT Công an Đầm Dơi khởi tố vụ án hình sự “hành hạ người khác” theo Điều 110 BLHS và khởi tố các bị can Huỳnh Thanh Giang, Mã Ngọc Thơm, Lưu Văn Khánh, Lâm Lý Quỳnh.

-Ngày 4-5-2010, Cơ quan CSĐT Công an Đầm Dơi khởi tố vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” theo Điều 104 BLHS và khởi tố bổ sung bị can Huỳnh Thanh Giang, Mã Ngọc Thơm tội cố ý gây thương tích.

-Ngày 24-5-2010, Cơ quan CSĐT Công an Đầm Dơi khởi tố bổ sung Lưu Văn Khánh, Lâm Lý Quỳnh tội “cố ý gây thương tích”.

-Ngày 2-6-2010, Viện KSND tỉnh Cà Mau truy tố Huỳnh Thanh Giang, Mã Ngọc Thơm phạm tội cố ý gây thương tích, qui định tại Điều 104, khoản 4 và tội hành hạ người khác theo Điều 110, khoản 2, điểm a BLHS và Lưu Văn Khánh, Lâm Lý Quỳnh phạm tội cố ý gây thương tích tại Điều 104, khoản 2 và tội hành hạ người khác tại Điều 110, khoản 2, điểm a BLHS.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.