Việt Nam thiếu nước trầm trọng

Sông Hồng trơ đáy ngày 23-3-2011. Ảnh: Xuân Phú
Sông Hồng trơ đáy ngày 23-3-2011. Ảnh: Xuân Phú
TP - Việt Nam chính thức được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước.

> Lo ngại nước nhiễm Asen tại Hà Nội

Thông tin được các nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo lần đầu tiên về an ninh nguồn nước do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức ngày 1-11 tại Hà Nội.

Sông Hồng trơ đáy ngày 23-3-2011. Ảnh: Xuân Phú
Sông Hồng trơ đáy ngày 23-3-2011. Ảnh: Xuân Phú.
 

Loạn khai thác

Theo GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Tài nguyên Nước & Môi trường Đông Á, lượng nước mặt bình quân tính theo đầu người ở Việt Nam năm 2010 chỉ còn 3.850 m3/năm. Con số này đã đưa Việt Nam (VN) vào nhóm quốc gia thiếu nước với ngưỡng từ 4.000 m3/người/năm trở xuống (ngưỡng do Hội Tài nguyên Nước Quốc tế (IWRA) quy định).

Theo PGS.TS Bùi Công Quang, Trường Đại học Thủy lợi, với dân số và mức độ phát triển hiện tại, theo tiêu chuẩn trên, lưu vực sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở Đông Nam Bộ đang đối mặt nguy cơ thiếu nước không thường xuyên và cục bộ, trong khi các sông Hồng, Mã và sông Côn đang tiệm cận mức độ thiếu nước này.

Một trong những báo động về an ninh nguồn nước ở VN là tình trạng loạn khai thác nguồn nước, dẫn đến hiện tượng khai thác quá mức chịu đựng của hệ sinh thái. Bà Đỗ Hồng Phấn, cố vấn trưởng Mạng lưới Nước Việt Nam cho hay bà không tin được hầu hết các ủy ban lưu vực sông trong nước dựng lên chỉ để làm vì, hầu như không phát huy được vai trò điều phối và kiểm soát khai thác nước.

Lấy ví dụ ở hệ thống sông Đồng Nai, nơi đang tồn tại hai tổ chức quản lý là Ủy ban Bảo vệ Môi trường Lưu vực sông Đồng Nai và Ban Quản lý Quy hoạch Lưu vực sông Đồng Nai. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, hai đơn vị này hoạt động hầu như không biết đến nhau, thể hiện điển hình trong việc xử lý hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vừa qua.

Theo tiêu chuẩn quốc tế về “căng thẳng do khai thác nguồn nước”, vào mùa khô mấy năm gần đây, sáu trong số 16 lưu vực sông cả nước ta được xếp loại là “căng thẳng trung bình”, bốn lưu vực khác được xếp loại “căng thẳng mức độ cao” trong đó có sông Mã (Thanh Hóa), sông Hương (Thừa Thiên Huế) và sông Đồng Nai (Đông Nam Bộ).

Trên hầu hết các lưu vực sông ở Đông Nam Bộ, hơn 75% lượng nước mùa khô bị khai thác. Tại lưu vực sông Mã, tỷ lệ nước khai thác lên đến gần 80%. “Các tỷ lệ trên cho thấy các hoạt động khai thác nước quá mức đã và sẽ tạo nên mức độ rất không bền vững cho các lưu vực”, PGS.TS Bùi Công Quang nhận định.

Hiện tại, lượng nước được sử dụng hằng năm cho tất cả các mục đích khoảng 80,6 tỷ m3. Đến năm 2020, tổng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên khoảng 120 tỷ m3, tức tăng thêm 48%. Trong số đó, nước cho tưới tăng 30%, cho nuôi trồng thủy sản tăng 90%. Đặc biệt, nước cho đô thị và công nghiệp sẽ tăng chóng mặt, lên đến mức 150% và 190% tương ứng.

Dự báo nhu cầu nước sẽ tăng đáng kể trên các lưu vực sông Trà Khúc, Côn, Ba, Sê San, Sre Pok, và các lưu vực sông ở vùng Đông Nam Bộ.

Ngay cả những con sông, nơi xây dựng nhiều công trình thủy điện cũng khát nước. Ảnh: PV
Ngay cả những con sông, nơi xây dựng nhiều công trình thủy điện cũng khát nước. Ảnh: PV.
 

Lưu vực sông Đồng Nai - Báo động đỏ

Dự báo dân số tới năm 2020 cho thấy, các lưu vực sông Hồng, Mã, Côn, và ở Đông Nam Bộ sẽ ở ngang hoặc dưới mức thiếu nước nếu được quản lý và điều phối tốt. Tuy nhiên, khả năng rất cao là lưu vực sông Đồng Nai sẽ tiến gần tới mức thiếu nước nghiêm trọng nếu xét về tổng lượng nước hằng năm.

Khu vực sông Đồng Nai có khoảng 20 triệu dân. Đây là vùng kinh tế năng động bậc nhất cả nước, là đầu tàu cho nền kinh tế quốc gia, hằng năm đóng góp tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Suy thoái nước ở lưu vực sông này, theo các nhà khoa học, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức cạnh tranh của cả nước.

Vậy mà, ngay bây giờ, trên lưu vực con sông có tổng lượng nước chỉ bằng 1/3 trung bình cả nước này, còn chịu tải lực quá lớn của các công trình thủy điện ở thượng lưu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.