Cần chấm dứt thủy điện ăn theo

Hồ đập thủy điện A Vương Ảnh: Nam Cường
Hồ đập thủy điện A Vương Ảnh: Nam Cường
TP - Cần chấm dứt ngay tình trạng thủy điện nhỏ ăn theo thủy điện lớn, và thủy điện miền Trung cần ngay một tổng quản có năng lực quản lý thực sự, Th.s Nguyễn Đăng Thạch, giảng viên chính Khoa Thủy lợi - Thủy điện (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), nói.

Thủy điện nhỏ phá nát quy hoạch

Theo Th.s Thạch, quy hoạch tổng thể ban đầu về thủy điện ở miền Trung là đúng. Tuy nhiên, sau đó, sự ra đời ồ ạt của hàng trăm thủy điện vừa và nhỏ đã phá nát quy hoạch ban đầu.

“Sông Tranh 2 là thủy điện lớn, cần nghiêm túc mời các chuyên gia tư vấn độc lập, thậm chí mời tư vấn nước ngoài để thẩm định, chẩn bệnh và có hướng khắc phục triệt để.

Tuy nhiên, thủ phạm gây nên đại nạn phá rừng, góp lũ, gây hạn, xáo trộn đời sống của người dân… chủ yếu vẫn là thủy điện vừa và nhỏ”, ông Thạch nói.

Th.s Thạch cho rằng, hiện nay quy hoạch thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) và sông Ba (Phú Yên) diễn ra lộn xộn, mạnh ai nấy làm, gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

“Theo quy hoạch ban đầu, thường gọi là thủy điện 5, do Thủ tướng phê duyệt, chỉ có một số thủy điện lớn, do EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, khi thủy điện 5 chưa xong, đã có quy hoạch thủy điện 6, rồi tới 7. Cả hai đều dựa vào quy hoạch ban đầu, nhưng đã có thay đổi lớn khi có quá nhiều thủy điện ăn theo.

Đây là dạng thủy điện vừa và nhỏ, sức tàn phá môi trường lớn trong khi đóng góp điện chẳng được bao nhiêu. Vì thế, việc trước mắt là cần phân loại, chấm dứt ngay dạng thủy điện này. Không cho làm thêm nữa”, Th.s Thạch nói.

Hiểu thủy điện ăn theo như thế nào, thưa ông?

Đây là loại thủy điện không cần hồ chứa, chỉ cần xây đập dâng, hoàn toàn tùy thuộc vào thiên nhiên. Nước lớn thì phát điện, nhỏ coi như bó tay. Một số nhà máy không ăn theo thủy điện lớn, dần dần không hiệu quả.

Sau đó, người ta bắt đầu nghĩ cách là xây nhà máy thủy điện (NMTĐ) nhỏ, trung bình từ 15 - 30MW, dưới nhà máy có công lớn để hưởng lợi nguồn nước mà các hồ chứa nhà máy lớn đã tích nước, xả xuống.

Ví dụ, lúc đầu chỉ có thủy điện Đăk Mi 4 và Đăk Mi 1, nhưng ngay sau đó Đăk Mi 1 xẻ thành 3 dự án, là Đăk Mi 1,2,3, hoặc Sông Bung 2, ngay phía dưới có Sông Bung 4.

Hoặc dưới A Vương có Sông Bung 5. Còn rất nhiều dự án nhỏ khác, như Sông Côn 2, Za Hung, An Điềm, Tr/Hy… đã và đang mọc lên. Công suất phát điện theo công thức N = KQH, trong đó K (hệ số máy, tuốc bin, chuyển động), Q (lưu lượng phát điện) và H (chiều cao cột nước phát điện).

Như vậy, các thủy điện nhỏ phải dựa vào hệ số Q của NMTĐ lớn. Nói tóm lại là ăn theo lưu lượng của NMTĐ lớn.

Vì sao có tình trạng quy hoạch chồng chéo như vậy?

Đó là câu chuyện dài, nói cho nhanh là do sự quản lý yếu kém và những bất cập ngay trong công tác quản lý giữa các bộ, ban, ngành.

Quy hoạch ban đầu là đúng, chỉ cho phép 8 thủy điện (năm 2003, sau đó chia Đăk Mi 1 ra thành 3 dự án, tổng cộng là 10 NMTĐ lớn - PV).

Nhưng sau đó, tỉnh Quảng Nam lại quy hoạch tiếp 30 thủy điện nhỏ và vừa (năm 2004), rồi tới năm 2010 thì vọt lên 63 NMTĐ, sau đó thấy quá nhiều nên lược bớt, còn 47.

Tuy nhiên, đó vẫn là con số khổng lồ, đủ sức tàn phá tan hoang đại ngàn Trường Sơn. Đáng lẽ ra, chỉ có Bộ mới được cấp phép, đằng này, tỉnh cũng có quyền. Thế là mạnh ai nấy làm.

Làm thủy điện cứ… nằm mà hưởng lợi!

Hồ đập thủy điện A Vương Ảnh: Nam Cường
Hồ đập thủy điện A Vương.  Ảnh: Nam Cường.

Làm thủy điện là sướng nhất, là một trong những ngành kinh doanh hốt bạc nhất, lại được nhiều ưu đãi. Vì thế, xây xong nhà máy, cứ thế nằm mà hưởng lợi, Th.s Thạch nói.

Có vẻ hơi quá?

Tháng 4-2005, Bộ NN&PTNT thành lập BQL quy hoạch lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Tuy nhiên, vai trò của ban này rất mờ nhạt, thậm chí không hoạt động thực chất nên đã đổi tên thành BQL lưu vực Vu Gia - Thu Bồn do Bộ TN&MT phụ trách, theo ông Thạch.

Không quá đâu! Luật Doanh nghiệp ra đời, ai có vốn đều được nhảy vào đầu tư. Cái thứ nhất là ưu đãi về thuế. Theo tìm hiểu của tôi, làm thủy điện 5 năm đầu miễn thuế (miễn thuế kinh doanh là 25%, còn phí môi trường vẫn đóng, không đáng kể, khoảng 2% tổng thu nhập), 5 năm sau chỉ nộp 50% thuế.

Có thể vốn ban đầu hơi cao, khi 1MW phải tiêu tốn 20-25 tỷ (riêng Sông Bung 2 là 37 tỷ/1MW), nhưng bù lại, chi phí vận hành thấp, chỉ khoảng 0,3 – 0,5% tổng thu.

Rồi thiết bị cũng không phải loại hiện đại của Nhật hay Mỹ mà đa số mua của Trung Quốc. Chưa hết, mỗi NMTĐ được giao diện tích đất rừng khá lớn, như Sông Tranh 2 được giao khai thác và bảo vệ tới 1.100km2.

Dĩ nhiên, cái này kèm theo là gỗ, mà rừng tự nhiên toàn gỗ quý, rồi đá, cát… Phải để ý rằng, nguyên vật liệu xây dựng chiếm đến 30% trong tổng chi phí đầu tư, mà cái này họ có sẵn từ rừng.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gỗ ở Gia Lai cũng nhảy vào thủy điện. Có lý do cả đấy.

Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bức xúc vì EVN mua giá điện quá thấp?

Tôi đã đọc nhiều văn bản thỏa thuận mua bán điện giữa các chủ đầu tư với EVN, đa số đều chốt một giá, không có điều khoản tăng theo giá hoặc thời điểm. Ấy thế mà sao họ (chủ đầu tư - PV) vẫn cam chịu, vẫn ào ào nhảy vào cuộc. Vì lãi quá, làm thủy điện sướng quá, được ưu đãi quá. EVN mua điện Trung Quốc cao hơn nhiều so với mua của doanh nghiệp trong nước, chủ đầu tư chỉ bức xúc giả vờ thôi.

BQL lưu vực Vu Gia - Thu Bồn cần lên tiếng ngay

Theo Th.s Thạch, nếu tiếp tục để quy hoạch tràn lan, NMTĐ mọc lên như nấm ở miền Trung sẽ rất nguy hại cho vùng hạ du. Vì thế, phải cần có ngay một cơ quan quản lý, nhận trách nhiệm. Và đó phải là BQL lưu vực Vu Gia - Thu Bồn.

Cơ quan này đã có, nhưng vai trò mờ nhạt?

Họ có làm đâu mà mờ nhạt. Cái BQL này chỉ là hữu danh vô thực, và dường như không ai muốn làm. Các bộ quản lý thì chồng chéo, đối chọi nhau. Bộ TN&MT quản lý nước, Bộ NN&PTNT sử dụng nước, thủy điện lại thuộc Bộ Công Thương.

Không còn giải pháp nào?

Có. Phải hình thành ngay BQL lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Quy trách nhiệm rõ ràng. Ai muốn làm thủy điện, phải được sự đồng ý của Ban này. Quan trọng nhất là nhân sự phải có chuyên môn thẩm định cao. Không thể lơ mơ được.

Lập ban xong, rà soát, bỏ đi các thủy điện không cần thiết. Ban này là tổng quản ở miền Trung, Bộ TN&MT phải đảm nhận, có sự tham gia liên ngành. Như BQL lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng chẳng hạn. Họ làm rất hiệu quả mà sao miền Trung không làm được?

Cảm ơn ông.

Th.s Nguyễn Đăng Thạch là chuyên gia nghiên cứu về quy hoạch thủy điện miền Trung, đã có 2 đề tài cấp Bộ về thủy điện bậc thang vùng hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn và lưu vực sông Ba (Phú Yên).

Ông cũng là thành viên duy nhất (2 thành viên còn lại là cán bộ của Sở NN&PTNT) được UBND TP Đà Nẵng mời tham gia tổ tư vấn, khảo sát trong vụ kiện đòi nước gây xôn xao dư luận giữa Đà Nẵng và chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4 (IDICO).

Nam Cường

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

TPO - Sáng 5/7 (chiều nay theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 - 8/7, theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Quảng Ngãi đón người về nhà: Chuyện thật như cổ tích giữa đời thường

Quảng Ngãi đón người về nhà: Chuyện thật như cổ tích giữa đời thường

TPO - Phải rời xa mảnh đất Kon Tum thân quen, những cán bộ, công chức nay về trung tâm hành chính Quảng Ngãi làm việc không chỉ mang theo hành lý cá nhân, mà còn mang theo cả trách nhiệm, niềm tin, khát vọng cống hiến cho quê hương mới. Giữa bộn bề lo toan nơi đất mới, họ vẫn vững vàng, vượt qua thử thách ban đầu để nhanh chóng hòa nhập, tiếp tục dựng xây quê hương chung bằng tất cả nhiệt huyết và niềm tin.
Tương lai nào cho xe điện du lịch đang 'mắc kẹt' giữa lòng TPHCM?

Tương lai nào cho xe điện du lịch đang 'mắc kẹt' giữa lòng TPHCM?

TPO - Từ ngày 1/7, toàn bộ xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động tại trung tâm TPHCM phải tạm ngừng hoạt động do vướng các quy định mới của pháp luật. Sự tạm ngưng này không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi lớn về hướng đi cho giao thông xanh tại siêu đô thị lớn nhất cả nước.
Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025: Hoa hậu Đỗ Thị Hà ra sân

Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025: Hoa hậu Đỗ Thị Hà ra sân

TPO - Một trong những chi tiết mang lại sự phấn khích cho các vận động viên là quỹ thưởng của Giải Vô địch Pickleball Việt Nam 2025 lên đến hơn 1 tỷ đồng với hệ thống giải phong phú, trong đó có 4 giải Siêu Cúp, 98 bộ huy chương danh giá cùng hàng chục chiếc cúp danh dự. Giải đấu còn trao Vương miện cho Người Đẹp Pickleball nhằm tôn vinh hình ảnh người phụ nữ trẻ trung, năng động, khoẻ khoắn và văn minh gắn liền với tinh thần thể thao mới.
Chị Chử Ngọc Ly cho con trai đi khám sức khỏe sau khi tham gia trại hè tại Làng Háo Hức

Ấm ức vì Làng Háo Hức

TP - Mới đây, bài đăng của phụ huynh tại Hà Nội về những trải nghiệm không tốt khi cho con tham gia trại hè tại Làng Háo Hức nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Dịch vụ trại hè đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi, khám phá cho trẻ song cũng đặt ra nhiều câu hỏi.
Quy hoạch các khu công nghiệp ở TPHCM

Quy hoạch các khu công nghiệp ở TPHCM

TPO - TPHCM sẽ tập trung phát triển chức năng 33 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 9.200 - 10.200 ha tại các khu vực dọc theo Vành đai 3, tuyến tránh quốc lộ 22, cảng Hiệp Phước. Đồng thời, nhiều khu công nghiệp hiện hữu sẽ được tái cấu trúc để chuyển đổi chức năng hoặc nâng cấp lên mô hình công nghệ cao, thân thiện môi trường.