Phá rừng tự nhiên để…trồng rừng

Phá rừng tự nhiên để…trồng rừng
TP - Nhiều cánh rừng tự nhiên, rừng nghèo tái sinh sau chiến tranh vùng thượng nguồn sông Hương (tỉnh TT- Huế) vừa bị bao chiếm ồ ạt do cơn sốt đất trồng rừng kinh tế gây nên. Chính quyền và cơ quan chức năng phản ứng ngăn chặn quá chậm trước nạn phá rừng.

> Bắt khẩn cấp bảy đối tượng liên quan phá rừng

Ồ ạt phá rừng

Sau nhiều lần dò dẫm, cuối cùng chúng tôi cũng xác định được nơi xảy ra vụ bao chiếm, chặt phá rừng nghèo tự nhiên thuộc vùng núi thị xã Hương Thủy.

Địa điểm rừng tự nhiên bị tàn phá nằm sâu trong khu thung lũng giáp ranh với xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà), được bao bọc bởi đồi cao và rừng trồng.

Tại địa điểm rừng bị phá nhiều mảng rừng nghèo tự nhiên rộng lớn xen lẫn cây bụi, dây leo bị băm nát từ khoảng nửa tháng trước. Các cây lớn chỉ còn trơ lại gốc, ngọn, sau khi bị tận thu phần thân để làm gỗ, củi.

Giữa trưa nóng như thiêu đốt, nền nhiệt ngoài trời trên dưới 40 độ C, đám rừng tự nhiên bị chặt phá khô quắt lại trong nắng hè và sẵn sàng phát hỏa lan ra những cánh rừng kinh tế, rừng phòng hộ rộng lớn xung quanh.

Một người chăn trâu nghỉ trưa dưới suối gần khu vực rừng bị phá cho biết: “Đám rừng bị phát tan hoang trong hơn một tuần mà không gặp bất kỳ sự trở ngại nào.

Sau vài hôm rừng bị chặt trụi trên diện rộng, có hai đoàn người nom như cán bộ hoặc những vị khách tìm mua đất đi từ phía xã Hương Thọ vào hiện trường.

Từ đó đến nay, hoạt động phá rừng chiếm đất tạm lắng”. Hai vợ chồng đi phát rừng thuê người Bình Thành (Hương Trà) nghỉ trưa tránh nắng ven suối nói: “Dân làm thuê như tụi tui dù muốn cũng không có khả năng.

Chỉ những tay đại gia thừa tiền, hoặc có ai đó giúp đỡ đằng sau mới đủ sức chiếm đất và đầu tư vô đây thôi.

Những người phá rừng, chiếm đất cũng chưa hẳn sẽ trồng rừng, mà có thể sau khi mọi việc được giải quyết êm thấm, họ nhượng lại phần đất chiếm được cho chủ khác để hưởng lợi”.

Chưa có ai bị xử lý

Mặc dù vụ việc xảy ra nhiều ngày, nhiều hecta rừng đã được trồng mới bất hợp pháp, nhưng Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy không hề nhận được bất kỳ báo cáo trực tiếp nào từ chính quyền xã Dương Hòa.

Khi nghe PV nêu vấn đề, vị lãnh đạo này rất bất ngờ và lập tức chỉ đạo cơ sở báo cáo vụ việc.

Vài giờ sau cuộc trao đổi ngắn kể trên qua điện thoại giữa PV và Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, một cuộc họp liên ngành rà soát tình hình sử dụng đất rừng, kết hợp kiểm tra, bàn biện pháp xử lý phá rừng được tổ chức tại trụ sở xã Dương Hòa, do ông Phan Văn Xuân (Phó Chủ tịch UBND thị xã) chủ trì.

Theo báo cáo bước đầu của UBND xã Dương Hòa, khu rừng bị chặt phá thuộc tiểu khu 162, do địa phương quản lý. Đây là rừng tự nhiên dự kiến giao về cho cộng đồng. Đến nay, dù chưa có bất kỳ văn bản bàn giao nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khu rừng đã bị chặt phá, bao chiếm mang tính tổ chức, với diện tích khoảng 40ha.

Lực lượng chức năng địa phương đã lập biên bản đối với 7 trường hợp vi phạm là người dân xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà). Nại lý do phát rừng thuê cho chủ ở Dương Hòa, cả 7 người vi phạm không chịu ký biên bản và chưa bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tại tiểu khu 162, dân xã Dương Hòa cũng tham gia chặt phá trái phép 3 ha rừng tự nhiên để trồng rừng. Thời điểm bị phát hiện, cây lâm nghiệp đã được trồng mới trên đất lấn chiếm.

Theo ông Nguyễn Văn Hiền (Chủ tịch UBND xã Dương Hòa), tại các vùng rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 165 và 168, do Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Hương Thủy quản lý, cũng xảy ra tình trạng bị xâm hại.

Cũng liên quan tiểu khu rừng 162 - xã Dương Hòa, còn nhớ cách đây 7 năm, nơi đây từng xảy ra vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn để làm trang trại cao su.

Báo Tiền Phong từng phát hiện và lên tiếng về vụ phá rừng nghiêm trọng này. Cơ quan chức năng sau đó vào cuộc, vụ án phá rừng được đưa ra xét xử nghiêm. Sau nhiều năm lắng xuống, cơn lốc phá rừng để trồng rừng nay lại bùng phát trở lại tại vùng núi Dương Hòa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
'Đừng bằng lòng với chính sách, đừng lạnh lùng với người dân'
'Đừng bằng lòng với chính sách, đừng lạnh lùng với người dân'
TPO - Theo Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM Nguyễn Văn Lợi, Trung tâm Phục vụ hành chính công là nơi người dân thể hiện lòng tin của mình đối với Đảng, với chính quyền, cho nên lãnh đạo phường phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. "Đừng bằng lòng với chính sách; đừng lạnh lùng, lãnh cảm với người dân", ông Lợi lưu ý.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.
Chốt chặn

Chốt chặn

TP - Hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả đã và đang được phanh phui khiến dư luận nhức nhối. Những vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm chức năng giả... quy mô lên tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả, hơn 900 nhãn hiệu gồm hàng trăm tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.