Nhiều người thu nhập thấp bị thiệt vì miễn thuế

Nhiều người thu nhập thấp vẫn còn băn khoăn sau miễn thuế Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều người thu nhập thấp vẫn còn băn khoăn sau miễn thuế Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Việc Quốc hội quyết định miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sáu tháng còn lại của năm 2012 cho người chịu thuế bậc 1 (có thu nhập dưới 5 triệu đồng), khiến nhiều người chịu thuế trên ngưỡng bậc một chút ít bị thiệt thòi, khi tiền họ thực nhận thấp hơn cả người được miễn thuế.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công sau khi giảm trừ gia cảnh (trừ tiền bảo hiểm xã hội, giảm trừ cho bản và người phụ thuộc) mà họ có thu nhập đến 5 triệu đồng thì toàn bộ 5 triệu đồng bị tính thuế thu nhập bậc 1 (5%) sẽ được miễn thuế theo quyết định của QH.

Ví dụ 1 người có thu nhập là 9,2 triệu đồng/tháng họ sẽ được trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế là 200.000 đồng, giảm trừ cho bản thân 4 triệu thì còn 5 triệu. Như vậy 5 triệu này họ sẽ được miễn thuế TNCN.

“Nhưng nếu một người có thu nhập là 9,3 triệu đồng/tháng. Họ được giảm trừ bảo hiểm y tế, xã hội là 220.000 đồng, giảm trừ gia cảnh bản thân là 4 triệu thì còn lại là 5.085.000 đồng thì người này lại không được miễn thuế mà còn bị đánh thuế TNCN toàn bộ 5.085.000 đồng.

Như vậy họ phải chịu thuế của 5 triệu x 5% = 250.000 đồng, còn 85.000 nộp thế bậc 2 là 10% là: 8.500 đồng.

Như vậy tổng số tiền họ phải nộp thuế là 258.500 đồng. Như vậy, số tiền mà người phải chịu thuế thực thu về sẽ ít hơn số tiền của người được miễn thuế”, bà Cúc phân tích.

Mục đích của chính sách miễn thuế nhằm giúp người có thu nhập thấp hơn bớt khó khăn, nên với những trường hợp sau khi giảm trừ gia cảnh số tiền còn lại chỉ nhỉnh hơn 5 triệu đồng chút ít sẽ bị thiệt thòi.

Ông Cao Ngọc Xuyên - Nguyên Phó Chủ chiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, một chính sách đưa ra bao giờ cũng có người được lợi, người chịu thiệt, và không có chính sách nào công bằng hết cho mọi người.

“Ví dụ như quy định độ tuổi kết hôn là 18 tuổi trở lên thì dù có 17,9 tuổi mà kết hôn thì vi phạm pháp luật. Quốc hội đã quyết định việc miễn thuế TNCN cho người thuộc phạm vi chịu thuế bậc 1 thì chỉ những người này được hưởng”, ông Xuyên nói.

Có thể miễn giảm công bằng?

Theo bà Cúc, để chính sách đỡ bất công bằng hơn và dễ làm, nên miễn toàn bộ thuế bậc 1 (tương đương 250.000 đồng).

Ví dụ như người có thu nhập tính thuế 6 triệu thì thay vì tính thuế 5% của 5 triệu và 10% của 1 triệu thì họ được miễn 5 triệu ở bậc 1 còn tính bậc 2 phải chịu thuế là 100.000 đồng của 1 triệu.

Và cũng nên xem xét những người có thu nhập cao từ bậc 3 trở lên thì họ vẫn được miễn thuế ở bậc 1.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết: Sắp tới Tổng cục thuế sẽ dự thảo Thông tư để Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về miễn thuế TNCN, thực hiện theo nghị quyết của QH.

Còn 10% thuế từ thu nhập bất thường của cá nhân chưa được tính đến trong lần miễn thuế này.

Theo ông Bùi Văn Nam, quyết định miễn thuế TNCN cho đối tượng chịu thuế bậc 1, có khoảng 2,8 triệu người (khoảng 70% số người đang nộp thuế TNCN) được miễn thuế. Và sẽ khiến ngân sách nhà nước giảm thu 2.000 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.