Kiên cường bám biển, canh tàu lạ

Tàu ĐNa 90051 ngày xuất bến thành công Ảnh: Nam Cường
Tàu ĐNa 90051 ngày xuất bến thành công Ảnh: Nam Cường
TP - Đà Nẵng hiện có hơn 2.000 tàu thuyền đánh bắt hải sản. Các tàu đánh bắt xa bờ thường được bố trí thành từng cụm theo ngành nghề hoặc theo khu vực. Mỗi cụm ra khơi ít nhất có từ 3-5 tàu cá liên kết lại.

> Lời kêu cứu sau khi tàu bị bắt 'hụt' ở Hoàng Sa

Anh Trường ngoài việc là thuyền trưởng tàu ĐNa 90051 còn là Đội trưởng Đội ngư dân tự quản.

Trong mỗi chuyến ra khơi, cùng với việc khai thác nguồn lợi thủy sản để phát triển kinh tế, các thành viên của Đội còn phối hợp với các lực lượng khác tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và tuyên truyền công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đồng thời ngăn chặn hành vi khai thác hải sản và hoạt động trái phép của phương tiện tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển nước ta.

Anh Trần Văn Nở, thuyền trưởng một tàu đánh bắt xa bờ ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng), thành viên trong đội, tâm sự: “Giữa biển khơi, đối mặt với bao hiểm nguy rình rập, ngư dân trước hết phải biết tự bảo vệ mình bằng cách đoàn kết, phòng thủ, phải thật khéo léo để tồn tại và phát triển. Ngư dân có mạnh thì chủ quyền mới vững”.

Theo BĐBP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2012, có 198 tàu lạ xâm phạm lãnh hải Việt Nam, có tàu vào tới vùng biển gần, cách bán đảo Sơn Trà chỉ có 45 hải lý.

Lực lượng biên phòng nhiều lần đẩy đuổi. Trung tá Võ Tín, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 248 (Thanh Khê), cho hay, nhờ thường xuyên tuyên truyền, vận động ngư dân nên hiện nay, mạng lưới cung cấp thông tin về tàu lạ luôn được giữ vững.

Đồn đã quán triệt tới 54 chủ phương tiện đánh bắt xa bờ, phải thường xuyên cấp báo các hiện tượng lạ xảy ra trên biển.

Lão ngư Hồ Văn Tình nói: “Nói tàu lạ, nhưng đa số là tàu Trung Quốc cả đấy. Tàu họ to, dàn đèn cực sáng, đi đâu cũng dàn hàng, ban đêm làm rực cả một vùng biển.

Thường vào mùa đông, khi gió biển cấp 6 - 7, tàu họ làm nghề màn chụp, lừng lững tiến vào vùng biển của ta, có khi cách Sơn Trà chỉ bốn chục hải lý”.

Ông Tình ngậm ngùi kể rằng, ở Hoàng Sa, ngư dân Việt Nam với ngư dân Trung Quốc không có vấn đề gì, cư xử với nhau thân thiện. Chỉ mỗi tàu quân sự, hải giám Trung Quốc là hung hăng, xua đuổi quyết liệt.

Trước khi ra khơi, các chủ tàu thường họp thống nhất phương án hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Khi có tình huống khó khăn, bất trắc xảy ra, các tàu trong nhóm chủ động liên lạc qua Icom để cùng nhau ứng cứu kịp thời.

Đội ngư dân tự quản đầu tiên ra đời tại quận Sơn Trà vào ngày 26-3, gồm 31 ngư dân thuộc 6 phường trên địa bàn quận. Đến giữa tháng 4, Đội thứ hai hình thành ở quận Thanh Khê, gồm 25 ngư dân, được chia thành 3 tổ tập trung trên 4 tàu đánh cá.

Kiên cường bám biển, canh tàu lạ ảnh 1
 

Ông Hồ Văn Tình (ảnh) (phường Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) kể: hôm 28-6, hai chiếc tàu của ông đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa bị tàu hải giám Trung Quốc dùng vòi rồng trấn áp, xua đuổi…

Cuối tháng 6, khi hai tàu của ông Tình là ĐNa 90082 (do Hồ Văn Mai làm thuyền trưởng) và ĐNa 90051 (do Hồ Văn Trường làm thuyền trưởng) cùng hàng chục tàu cá của Đà Nẵng và Quảng Ngãi đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa thì bất ngờ bị tàu hải giám của Trung Quốc áp sát, dùng vòi rồng tấn công.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.