Mỗi năm thanh lý 400-500 xe không có chủ

Mỗi năm thanh lý 400-500 xe không có chủ
TP - Chiều 25-11, trao đổi với Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Đến- Trưởng phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, cho hay: Lực lượng chức năng không tổ chức thành các chuyên đề kiểm tra, xử lý xe không chuyển quyền sở hữu, “mua, bán xe không sang tên” (hay gọi xe không chính chủ).

> Trần Đăng Khoa: Phạt xe không chính chủ là một 'Sáng kiến rùng rợn'
> Xe không chính chủ: Những trường hợp nào bị CSGT xử phạt?

Nhiều người điều khiển phương tiện đang hiểu sai về việc xử phạt “xe không chính chủ” theo hướng chỉ đi xe do mình đứng tên đăng ký mới đúng quy định. Ảnh: Nguyễn Huy
Nhiều người điều khiển phương tiện đang hiểu sai về việc xử phạt “xe không chính chủ” theo hướng chỉ đi xe do mình đứng tên đăng ký mới đúng quy định. Ảnh: Nguyễn Huy.

Tuy nhiên, việc này vẫn được tiến hành thường xuyên tại các tổ tuần tra kiểm soát của CSGT và đây là vấn đề “không quá mới”.

Theo đó, khi người điều khiển phương tiện xuất trình giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, trường hợp tên chủ xe không trùng với tên của người lái xe, nhưng người lái xe chứng minh được việc đi xe mượn, xe thuê, xe của gia đình…, không xử phạt hành vi “mua, bán xe không sang tên”.

Ngược lại, khi lực lượng CSGT phát hiện, xác định rõ vi phạm “mua bán xe không sang tên” thì xử phạt theo đúng khung của Nghị định 71 về lỗi quá 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký theo quy định (mô tô, xe gắn máy 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng; ô tô: 6-10 triệu đồng).

Theo Đại tá Đến, công tác xử lý xe không chuyển quyền sở hữu có từ Nghị định 34, đến Nghị định 71 vừa qua chỉ tăng mức xử phạt nhằm răn đe, phòng ngừa; đồng thời để tránh tình trạng người dùng xe không chính chủ gây tai nạn hoặc gây án rồi hủy xe.

Chỉ riêng phòng CSGT Công an Đà Nẵng mỗi năm phải thanh lý, sung công quỹ 400-500 xe không chính chủ. Phần lớn xe này do người sử dụng vi phạm pháp luật.

“Người có giấy phép lái xe sẽ đủ điều kiện điều khiển các loại phương tiện tương ứng với loại giấy phép đó và có thể đi xe thuê, xe mượn. Hiểu “chính chủ” theo hướng tên người điều khiển không trùng với tên trong giấy đăng ký xe là sai. Chúng tôi chỉ xử lý vi phạm, khi xác định bản thân phương tiện này không được chủ xe hiện tại thực hiện đúng việc sang tên đổi chủ cho xe theo quy định. Nghĩa là xe có “đúng chủ” của người đang sở hữu mới hay không?” – Đại tá Đến nói.

Khảo sát tại các tổ đăng ký xe Đội CSGT công an các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn..., số lượng người đến sang tên, đổi biển số xe máy tăng cao. Tại Đội CSGT Công an quận Thanh Khê, trong vòng gần 2 tuần lễ qua, có khoảng 100 người dân đến đăng ký sang tên cho phương tiện.

Đại tá Nguyễn Đến cho hay: Chủ trương tăng mức xử phạt xe “mua, bán không sang tên, chuyển quyền sở hữu” là cần thiết, phù hợp với công tác quản lý phương tiện cơ giới. Xe đảm bảo các quy định này thì người thuê, mượn đều có thể điều khiển bình thường nếu có giấy phép lái xe phù hợp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.