Đặt mình vào vị trí người dân để quyết định về Sông Tranh 2

Đặt mình vào vị trí người dân để quyết định về Sông Tranh 2
TP - “Thủ tướng nhắc các bộ ngành phải đặt mình vào vị trí người dân địa phương khi xem xét, quyết định việc khai thác thủy điện Sông Tranh 2, cho tích nước tối đa hay chỉ ở mức đập tràn” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam thông báo ý kiến Thủ tướng.  

> Thẩm định Dự án Thủy điện Đồng Nai 6&6A: Chưa thông qua
> Bộ trưởng Vũ Đức Đam: CSGT chưa được xử phạt xe không chính chủ
> Đề nghị sửa quy định phạt xe không chính chủ

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, yêu cầu không bổ sung kinh phí ngoài dự toán để mua sắm ô tô, đi công tác nước ngoài. Vậy việc này sẽ được giám sát và xử lý vi phạm nếu có của các bộ, ngành, địa phương như thế nào?

Không chỉ yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiết kiệm mà các chủ trương ban hành đều phải có cơ chế giám sát. Đúng là việc này trước đây đã ban hành nhưng ở nơi này, nơi khác vẫn còn những vi phạm, chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Do vậy, cùng với chỉ đạo thì phải kèm theo cơ chế giám sát nghiêm ngặt. Chỉ thị của Thủ tướng đã nói rất rõ về việc mua sắm và đi công tác nước ngoài. Chính phủ sẽ theo dõi sát sao việc triển khai này.

Việc cử cán bộ đi nước ngoài thường có quá trình chuẩn bị, nhất là đoàn lãnh đạo bộ, ngành, địa phương đã có quá trình sắp xếp. Nếu chúng ta dừng ngay thì có trường hợp sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác.

Vì vậy, Thủ tướng đã yêu cầu đối với những chương trình có thể dừng được thì dừng ngay.

Những chương trình chưa lên kế hoạch thì từ nay trở đi, khi các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình công tác năm phải kèm kế hoạch đi công tác, học tập nước ngoài để thực hiện.

Bộ Tài chính là cơ quan giám sát, và có chỉ đạo chuyên ngành xuống các sở để khi lập kế hoạch, phải rõ nguồn chi. Chúng tôi rất mong báo chí và nhân dân cùng giám sát. Những nơi có vi phạm quy định phải bị xử lý thỏa đáng.

Chưa trình Chính phủ dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A

NLĐ: Quan điểm của Chính phủ ra sao đối với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A, trường hợp có vi phạm thì có quyết định dừng dự án này không?

Đối với các công trình thủy điện nói chung cũng như thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A, Chính phủ luôn nhất quán yêu cầu phải đảm bảo an toàn hồ đập, tài sản, tính mạng của nhân dân.

Dự án dù lợi ích mấy mà không an toàn tính mạng người dân thì cũng không làm. Yêu cầu nữa là thực hiện tốt chính sách tái định cư để người dân từng bước có cuộc sống tốt hơn.

Dự án không được ảnh hướng lớn, hủy hoại môi trường. Hiệu quả phải tính cả kinh tế và xã hội, môi trường. Quy trình thực hiện dự án phải đúng quy định pháp luật.

Về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A, Chính phủ đã giao cho các Bộ, ngành xem xét có ảnh hưởng ra sao đến khu vực bảo tồn vườn quốc gia Cát Tiên.

Hiện, Bộ TN&MT đang thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa trình lên Chính phủ. Khi nào Bộ TN&MT trình thì Chính phủ sẽ xem xét trên cơ sở 5 yêu cầu trên. Nếu dự án thuộc diện phải trình ra QH, thì Chính phủ sẽ trình QH theo đúng quy định pháp luật.

NTNN: Về Thủy điện Sông Tranh 2, được biết Chính phủ đã có phiên họp về dự án, xin ông cho biết quan điểm của Chính phủ?

Tuần trước, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nghe các bộ, ngành, địa phương báo cáo về công trình này.

Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng mời tư vấn quốc tế vào đánh giá lại, xem xét khách quan, khoa học để đi đến kết luận, đặc biệt là vấn đề động đất. Các nhà khoa học đều dự báo mức độ động đất an toàn cho đập thủy điện Sông Tranh 2.

Tuy nhiên, Chính phủ hết sức chia sẻ với người dân sống trong vùng thủy điện. Tại cuộc họp này, các đồng chí lãnh đạo đều xác định phải đặt mình vào vị trí người dân sống trong khu vực.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan và địa phương đánh giá và có giải pháp cụ thể để đảm bảo cho người dân trong khu vực có chỗ ở an toàn bởi tính mạng của nhân dân là trên hết.

Còn việc quyết định thủy điện này sẽ được khai thác như thế nào, có cho tích nước tối đa theo thiết kế hay không, thì cần phải căn cứ vào đánh giá khoa học khách quan. Dựa trên đánh giá thêm của tư vấn nước ngoài, Chính phủ sẽ xem xét và kết luận.

Không đóng dấu vào hộ chiếu in hình lưỡi bò

Trả lời câu hỏi về hành động của Việt Nam trước việc hộ chiếu Trung Quốc có in hình lưỡi bò, ông Vũ Đức Đam cho biết: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói rõ quan điểm của Việt Nam là phản đối việc này.

Không chỉ phát ngôn mà Việt Nam đã có công hàm chính thức bày tỏ quan điểm của Việt Nam. Với đường lối phát triển của mình, chúng ta mở cửa hội nhập với phương châm hòa bình, hữu nghị.

Chúng ta không gây khó khăn cho khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. Chính phủ đã chỉ đạo, đối với người Trung Quốc mang hộ chiếu in hình lưỡi bò thì không đóng dấu nào của Việt Nam vào những hộ chiếu này.

Các cơ quan sẽ cấp tất cả trên tờ rời để một mặt tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào Việt Nam, tạo điều kiện giao lưu giữa nhân dân hai nước nhưng một mặt cũng thể hiện rõ chính kiến của Chính phủ Việt Nam về vấn đề này.

Hà Nhân
ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.