Sẽ tăng mức xử phạt hành chính với gái mại dâm

Sẽ tăng mức xử phạt hành chính với gái mại dâm
TP - Sáng qua, bên lề Hội nghị sơ kết triển khai chương trình hành động phòng chống mại dâm 2011-2015 năm 2012, kế hoạch năm 2013 và triển khai đề án tiếp nhận, xác minh hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (PCTNXH), Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm trao đổi với Tiền Phong.

> Triệu tập đôi nam nữ quay clip sex trong nhà vệ sinh
> Cả nước hiện có 30.000 người bán dâm
> Hơn 800 gái mại dâm được trả về cộng đồng
> Gái bán dâm được thả 'tự do': Chỉ nộp phạt nếu tái phạm

Sau những tháng đầu triển khai đưa người hoạt động mại dâm về cộng đồng, tệ nạn mại dâm có những chuyển biến thế nào, thưa ông?

Phải nhìn thẳng sự thật hiện nay tệ nạn này chưa giảm và càng ngày càng khó đấu tranh.

Do phương thức hoạt động mại dâm rất đa dạng, sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ như công nghệ thông tin, điện thoại liên lạc, chắp lối với nhau thành các đường dây, tụ điểm công cộng, trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình và thông qua môi giới điều hành; hoặc hoạt động đơn lẻ.

Đáng chú ý hoạt động mại dâm theo hình thức “gái gọi” không thông qua môi giới đang có chiều hướng gia tăng. Gái mại dâm liên kết với nhau thành nhóm hoạt động, hình thành các đường dây liên tỉnh.

Hiện, cả nước có khoảng 80.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, trong đó có đến 25% với khoảng 20.000 cơ sở là loại hình kinh doanh dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Đây là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng chống mại dâm.

Các địa phương lo ngại, đưa gái mại dâm về cộng đồng dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát tệ nạn này, do thiếu sự quản lý cụ thể?

Để xuất hiện tình trạng gia tăng gái mại dâm do đưa về cộng đồng trước hết là do sai lầm trong nhận thức của một số cấp chính quyền, địa phương.

Trách nhiệm của họ là phải đấu tranh, ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tệ nạn này. Không phải cứ đưa vào trung tâm, chúng ta mới ngăn chặn được người bán dâm.

Cũng không phải trả người hoạt động mại dâm về cộng đồng nghĩa là chúng ta buông xuôi, bỏ rơi họ. Không ít địa phương trọng điểm về du lịch, kinh tế thương mại sôi động có tâm lý nếu xử lý mạnh gái mái dâm sẽ... mất khách du lịch.

Số người mại dâm được hỗ trợ việc làm ở các địa phương chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với thực trạng này, theo ông liệu gái bán dâm về cộng đồng có dễ tái phạm con đường cũ để mưu sinh?

Xây dựng mô hình tại cộng đồng trợ giúp người bán dâm trong tiếp cận các dịch vụ xã hội (giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, thay đổi công việc...) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống tệ nạn thời gian tới. Tuy nhiên, sự kỳ thị của xã hội với người hoạt động mại dâm còn rất lớn. Chúng ta phải xóa bỏ sự kỳ thị này.

Khung xử lý hành chính người hoạt động mại dâm hiện đã đủ sức răn đe, thưa ông?

Thay vì quản lý, giáo dưỡng đối tượng mại dâm tại các trung tâm nay chỉ xử lý vi phạm hành chính nên các cơ quan chức năng đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật tăng cường quản lý, phòng chống tệ nạn mại dâm theo hướng tăng mức xử phạt hành chính để đủ sức răn đe, có sức giáo dục cao. Trong đó, có biện pháp xử lý mạnh các chủ chứa, môi giới dẫn dắt gái mại dâm.

Tại Hà Nội, TPHCM... 80-90% người hành nghề mại dâm là người ngoại tỉnh, phần lớn sống lang thang.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TPHCM nhận định: với tình trạng này việc đưa gái mại dâm về cộng đồng dễ làm gia tăng gái mại dâm đứng đường; khi bị bắt quả tang họ sẵn sàng nộp phạt và sau đó tiếp tục lén lút hành nghề.

Chi cục PCTNXH TP Hà Nội cũng cho hay: khảo sát 100% gái bán dâm chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, nhiều người không biết về đâu, chắc chắn số lượng lớn sẽ bám trụ Hà Nội để tiếp tục hành nghề. Chi cục này đặt mục tiêu đến năm 2015 hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho khoảng 60-80/250 người bán dâm tái hòa nhập cồng đồng.

Tại TPHCM, bước đầu chỉ chọn được 4 đối tượng mại dâm tham gia mô hình hỗ trợ đào tạo nghề. Ở Khánh Hòa, chỉ có 2 đối tượng mại dâm được hỗ trợ hoàn lương và 6 đối tượng được tư vấn, hỗ trợ vay vốn tạo việc làm...

Nguyễn Huy - Hoài Văn
Thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.