Thực hư làm công chức Hà Nội giá... 100 triệu đồng?

Thực hư làm công chức Hà Nội giá... 100 triệu đồng?
TP - “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng...” - ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã phát biểu thẳng thắn như vậy trong phiên thảo luận của HĐND thành phố sáng qua về biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp.

> ‘Chạy’ làm công chức Thủ đô ... 100 triệu đồng?

Sau khi nghe ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đọc tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Hà Nội năm 2013, đã có nhiều ý kiến thảo luận khá nóng về nội dung này.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình, đại biểu Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho rằng, UBND thành phố nói giảm biên chế, tinh gọn bộ máy nhưng tại sao bộ máy thì không tinh gọn thêm mà biên chế theo đánh giá là năm sau lại cao hơn năm trước?

Vậy nguyên nhân do cách điều hành chỉ đạo hay do năng lực của cán bộ viên chức trong quá trình làm việc? Ông Trần Trọng Dực đánh giá: Có khoảng 30% cán bộ, công chức làm việc tốt; 35% cán bộ làm việc khá và trung bình; còn lại giao việc không yên tâm.

Đây là tồn tại lịch sử và từ 25-30% cán bộ công chức đang hưởng lương nhà nước mà không đáp ứng được nhiệm vụ nhà nước giao. Cơ quan đơn vị nào cũng thấy bức xúc này mà không giải quyết được bởi vì động chạm đến lợi ích, quyền lợi chính trị.

Cũng theo ông Trần Trọng Dực, nếu chúng ta không đánh giá đội ngũ cán bộ để có việc đào tạo, đào tạo lại, bố trí sắp xếp cho hợp lý thì biên chế không bao giờ giảm được.

Ngược lại với cách làm như hiện nay thì biên chế càng ngày càng tăng. Việc bố trí biên chế hiện nay hết sức bất hợp lý. Ví dụ UBND quận Long Biên có 203 biên chế thì khối các phòng ban là 128, riêng thanh tra xây dựng chiếm đến 75 tương đương 1/3 biên chế của UBND quận Long Biên.

Huyện Sóc Sơn có tổng biên chế 274, riêng thanh tra xây dựng chiếm 121 tương đương gần 50% tổng biên chế của huyện. Vậy bố trí biên chế như vậy đã hợp lý chưa, làm sao mà khối lượng các công việc khác đạt yêu cầu?

Chúng ta đánh giá về thí điểm thành lập thanh tra xây dựng để đảm bảo trật tự xây dựng đến đâu? Phân tích về thực trạng thi tuyển công chức hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trần Trọng Dực đặt câu hỏi: “Có những thí sinh thi công chức mà bài làm không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án, đạt điểm tối đa 100% không trừ được một phẩy nào thì tôi xin hỏi việc thi công chức chất lượng ra làm sao? Chúng tôi phát hiện ra 2 giáo viên có đánh dấu bài của thí sinh để chấm bài. Tôi đã yêu cầu lãnh đạo trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phải kiểm điểm và xem xét trách nhiệm với hai giáo viên này. Chất lượng thi công chức không ổn một tý nào vậy lấy gì đảm bảo chất lượng?”- ông Dực nói.

Về thực trạng phân cấp quản lý thi tuyển cho các quận huyện, ông Dực cho hay: “Một số đơn vị vừa qua đã xảy ra tình trạng chạy để được thi, chạy để được đỗ. Có người nói là dưới một trăm triệu thì không có chuyện đỗ đâu. Việc này tập trung vào trưởng phòng Nội vụ của các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng. Đó là việc rất đau lòng ở thành phố”...

Trước ý kiến của ông Trần Trọng Dực, ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố quan tâm, có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Trước đó, báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế HĐND về biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp đã chỉ rõ: cần có những giải pháp mạnh hơn, toàn diện hơn, thiết thực hơn để việc cải cách hành chính, cải tiến bộ máy hiệu quả.

Tổ chức thi công chức chậm, giao biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp là lỗi thuộc chủ quan và cần rút kinh nghiệm. Khắc phục tình trạng nêu trên, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết ngay năm 2013 Hà Nội sẽ tổ chức lớp công chức nguồn 500 người, năm 2014 cũng sẽ tổ chức 1 lớp nữa 500 người.

Chất lượng đầu vào được nâng lên, thứ hai là sẽ không tổ chức thi tuyển như hiện nay.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bae Yong Joon ở tuổi 53

Bae Yong Joon ở tuổi 53

TPO - Từng là "ông hoàng Hallyu" một thời, Bae Yong Joon ở ẩn sau khi kết hôn. Hình ảnh mới của nam diễn viên gây sốc vì anh đã lộ dấu vết tuổi tác.
MC Minh Trang xin lỗi

MC Minh Trang xin lỗi

TPO - Ở vị trí người sáng lập, đồng thời cũng là một người mẹ, MC gửi lời xin lỗi vì những trải nghiệm chưa trọn vẹn mà các bạn nhỏ từng gặp phải ở trại hè do cô sáng lập. 
Diễn biến bất ngờ vụ đôi bông tai gây rúng động showbiz

Diễn biến bất ngờ vụ đôi bông tai gây rúng động showbiz

TPO - Hoàng Dương Điền Điềm, nữ diễn viên từng bị chỉ trích dữ dội vì khoe đôi hoa tai trị giá hơn 2,3 triệu NDT trong lễ trưởng thành, bất ngờ tái xuất màn ảnh với hai vai nữ chính trong loạt phim trọng điểm của Tencent Video. Bất chấp cha ruột đang bị điều tra và làn sóng tẩy chay từ dư luận chưa lắng xuống, sự nghiệp của cô không những không bị ảnh hưởng mà còn tiếp tục thăng hoa.
Câu trả lời ứng xử gây tranh cãi

Câu trả lời ứng xử gây tranh cãi

TPO - Mạng xã hội xôn xao đoạn video trả lời ứng xử của một thí sinh tại chung kết cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam toàn cầu 2025. Thí sinh bị nhận xét có câu trả lời ngô nghê, khiến khán giả bật cười.
Thanh Thủy gặp sự cố khi đến Mỹ

Thanh Thủy gặp sự cố khi đến Mỹ

TPO - Hoa hậu Thanh Thủy đã sang Mỹ để tham dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Mỹ 2025 vào ngày 6/7. Đây là lần hiếm hoi một Hoa hậu Quốc tế trở về nơi khai sinh ra cuộc thi này. Thanh Thủy vừa kết thúc nhiệm kỳ Hoa hậu Việt Nam 2022 ngày 27/6 khi trao vương miện cho người kế nhiệm Hà Trúc Linh.