Hà Nội sẽ mở rộng lấy phiếu tín nhiệm đối với vị trí lãnh đạo

Hà Nội sẽ mở rộng lấy phiếu tín nhiệm đối với vị trí lãnh đạo
TPO - Chiều nay 8-1, tại Hội nghị BCH Đảng bộ thành phố lần thứ 11, Hà Nội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 chức danh lãnh đạo chủ chốt như Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND...

> Thi hành kỷ luật 847 đảng viên

Theo Thành ủy Hà Nội, nội dung tổ chức lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện theo hình thức lấy...
Hà Nội sẽ mở rộng lấy phiếu tín nhiệm đối với vị trí lãnh đạo

Hai mươi chức danh được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm gồm có 17 Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ và 3 cán bộ lãnh đạo là Phó Chủ tịch HĐND, UBND thành phố. Kết quả tín nhiệm đối với từng chức danh đã được công bố ngay sau đó tại hội trường.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, đây là việc làm thể hiện tinh thần nghiêm túc, tự giác của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư tại Hội nghị kiểm điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ.

Cũng theo ông Phạm Quang Nghị, mỗi người đều xác định được rằng đây là việc làm mới, khó, nhưng nếu tập trung chỉ đạo làm tốt, chắc chắn sẽ có ý nghĩa và tác dụng rất lớn.

Lần này việc lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ có trọng tâm hơn, đối tượng được nhận xét, lấy phiếu tín nhiệm tập trung vào chức danh cán bộ chủ chốt, những người đứng đầu cơ quan, đơn vị của thành phố và một số sở ngành. Tiêu chí đánh giá, nhận xét cán bộ lần này cụ thể hơn trong đó tập trung vào hai tiêu chí cơ bản nhất có tác dụng qua lại, tạo nên uy tín của người cán bộ.

Đó là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; và phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cá nhân cán bộ. Thông qua bỏ phiếu kín, phương thức đánh giá cán bộ sẽ đảm bảo dân chủ, công khai và minh bạch hơn. Người tham gia đánh giá không ngại va chạm, mất lòng, tránh được tình trạng nể nang, xuôi chiều, không sợ bị trù úm, định kiến do đó việc đánh giá sẽ khách quan hơn.

Để đánh giá mức độ tín nhiệm đối với mỗi chức danh cán bộ, trên mẫu phiếu lấy ý kiến sẽ có 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang nghị cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm vừa là thử thách, vừa là cơ hội giúp cho mỗi cán bộ lãnh đạo hiểu hơn về uy tín, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với tập thể nơi mình phụ trách.

Kết quả của sự tín nhiệm vừa là sự ghi nhận, động viên khích lệ những người hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mặt khác là sự nhắc nhở kịp thời đối với những người yếu kém về năng lực, phẩm chất, để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Thành uỷ Hà Nội cho hay, sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 chức danh nêu trên, thành phố sẽ chỉ đạo tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Giám đốc, Phó giám đốc 7 sở ngành: Nội vụ, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, KH&ĐT, Tài nguyên Môi trường, LĐ&TBXH, Công an thành phố.

Đối với các chức danh do HĐND bầu, thành phố sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm khi Nghị quyết của Quốc hội về việc này có hiệu lực. Như vậy trên thực tế sẽ có nhiều chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tới 2 lần...

Minh Tuấn

Theo Viết
MỚI - NÓNG