Trân trọng lắng nghe ý kiến nhân dân

Trân trọng lắng nghe ý kiến nhân dân
TP - “Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân; góp phần làm cho Hiến pháp phản ánh đầy đuả ý chí, nguyện vọng của nhân dân” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sáng 8-1).

> Tạo điều kiện cho người dân thể hiện quan điểm, chính kiến
> Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Ghi nhận cả tiếng nói trái chiều

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, trong lịch sử lập hiến của nước ta, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp đều tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Việc làm này xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

“Để việc lấy ý kiến có ý nghĩa thực chất, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, công khai, dân chủ. Đặc biệt, ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” – Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Phát huy quyền làm chủ của dân

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết: Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều; sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992: “Cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia đóng góp trí tuệ, tâm huyết của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, các ngành, các cấp để Hiến pháp sửa đổi thực sự là một bước tiến mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” - Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói.

Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh đến vai trò của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền trong việc triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

“Cùng với các công việc rất quan trọng khác, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, làm cho nhân dân nhận thức sâu sắc về quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia một cách tích cực, tự giác vào việc đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.

Việc lấy ý kiến nhân dân lần này được triển khai trên phạm vi rộng, diễn ra trong 3 tháng. Dự kiến, tháng 4-2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tổng hợp các ý kiến trình Hội nghị Trung ương VII, trình xin ý kiến Quốc hội vào cuối tháng 5-2013.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG