Không được dừng xe để xử phạt 'xe không chính chủ'

Không được dừng xe để xử phạt 'xe không chính chủ'
TPO – Điều 9 của thông tư số 11/2013/TT-BCA do Bộ Công an ban hành nêu rõ: khi xe đang lưu thông trên đường, không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.

> Xử phạt xe ‘không chính chủ’ từ 15-4

Không được dừng xe để xử phạt 'xe không chính chủ' ảnh 1

Khoản 2, điều 9 của thông tư số 11 cũng cho biết, thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiế bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đây gọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp qua thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.

Điều 10 của thông tư nêu việc Xử phạt hành vi chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông. Khi có căn cứ xác định chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông thì x

Thông tư 11 cũng hướng dẫn cụ thể về các trường hợp tạm giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm giao thông, việc xử phạt vi phạm giao thông đối với người chưa thành niên, số lượng người được chở vượt quá mà không bị phạt đối với từng loại xe (xe đến chín chỗ ngồi được phép chở quá một người, xe trên 30 chỗ ngồi được phép chở quá bốn người)...

Thông tư cũng quy định cụ thể các loại giấy tờ xe mà người điều khiển phương tiện phải xuất trình tại thời điểm kiểm soát gồm giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường (trong một số trường hợp). Nếu thiếu giấy tờ sẽ bị lập biên bản, bị tạm giữ phương tiện.

Từ ngày 15-4-2013, thông tư 11 sẽ chính thức có hiệu lực.

Tháng 11 - 2012, Nghị định 71 đã gây xôn xao dư luận khi quy định hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện sẽ bị xử phạt từ 800.000 đến 10 triệu đồng đối với mô tô, xe máy và ô tô,.

Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đưa ra dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính tỏng lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó mức xử phạt với xe không sang tên đổi chủ đã giảm một nửa so với Nghị định 71, cụ thể là 100.000 đồng đến 4 triệu đồng. Nếu được thông qua, quy định này sẽ áp dụng từ ngày 1-7-2013.

Theo Viết
MỚI - NÓNG