Làm rõ nội hàm chế độ sở hữu toàn dân

Làm rõ nội hàm chế độ sở hữu toàn dân
Sáng 15- 3, Viện Khoa học pháp lý, Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên hợp quốc phối hợp tổ chức tọa đàm góp ý hoàn thiện các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về kinh tế - xã hội.

> Hiến pháp phải thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân
> Hiến pháp phải thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ý kiến của các chuyên gia cho rằng các nội dung về chế độ kinh tế, chế độ sở hữu trong Dự thảo đã có những sửa đổi, bổ sung rất cơ bản và đúng hướng, phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Đặc biệt, việc Dự thảo không nêu cụ thể tên và vai trò của các thành phần kinh tế được các chuyên gia ghi nhận là một trong những thay đổi rất quan trọng trong sửa đổi Hiến pháp lần này. Những sửa đổi này sẽ góp phần bảo đảm các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, quy định về thành phần kinh tế như Dự thảo là chưa cụ thể. Bên cạnh đó, cần cân nhắc bổ sung làm rõ nội hàm chế độ sở hữu toàn dân để làm rõ chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, chủ thể quản lý nhà nước của Nhà nước; làm rõ các cấp chính quyền với việc ghi nhận sở hữu của chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, từng bước làm rõ chủ sở hữu toàn dân.

Một số ý kiến cũng đề nghị cần xác định rõ hơn vai trò điều tiết của Nhà nước theo hướng tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, coi đó là yêu cầu tự điều tiết của nền kinh tế.

Nhà nước chỉ can thiệp nhằm điều tiết, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, phúc lợi xã hội, cân đối giữa phát triển và bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo TTXVN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG