Trung Quốc đang leo thang thôn tính Biển Đông

Trung Quốc đang leo thang thôn tính Biển Đông
TPO- Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng, việc Trung Quốc bắn vào tàu cá của Việt Nam là bước leo thang mới trong việc thôn tính biển Đông, bất chấp các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

> Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc
> Yêu cầu Trung Quốc điều tra hành động bắn tàu cá Việt Nam

Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành.
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành..

Hành động sai trái nguy hiểm

Theo Nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh Dương Danh Dy, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện từng bước, có bài bản âm mưu thôn tính những vùng biển đảo đang có tranh chấp.

Như ngày 18-3, Quốc Vụ viện Trung Quốc thống nhất Cục Hải dương Quốc gia bằng cách sáp nhập đội ngũ và chức trách của Cục Hải dương cũ cùng Hải giám Trung Quốc, Cảnh sát biển (Bộ Công an), Ngư chính Trung Quốc (Bộ Nông Nghiệp), Cảnh sát tuần tra biển của Tổng Cục Hải quân “dùng danh nghĩa Cục cảnh sát biển triển khai công tác chấp hành pháp luật, bảo vệ chủ quyền trên biển”.

Họ cho rằng, việc thành lập lại này căn cứ vào hiện trạng quản lý hải dương khi xuất phát từ chiến lược lâu dài xây dựng cường quốc trên biển. Việc lập lại Cục Hải dương là thay đổi có tính lịch sử của Trung Quốc với chiến lược trên biển.

Nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Dương Danh Dy. Ảnh: Công Khanh
Nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Dương Danh Dy. Ảnh: Công Khanh.

Hay trước đó, Trung Quốc muốn đặt tên lại các đảo trên biển Hoa Đông và biển Đông. "Đây chính là một nỗ lực nhằm hợp pháp hóa những tuyên bố phi lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, khi Trung Quốc tự cho mình có quyền đặt tên đảo của các quốc gia khác". Ông Dương Danh Dy dẫn chứng.

Trung Quốc đang tự lừa dối mình khi tuyên bố việc bắn vào tàu cá Việt Nam là "chính đáng và cần thiết". Cũng như họ đang tự lừa dối mình và thế giới khi liên tục tìm cách hợp pháp hóa những tuyên bố phi lý về chủ quyền.

Nêu cao tinh thần của Yết Kiêu thế kỷ XXI

“Hình ảnh ngư dân Bùi Văn Phải quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc giữa biển Hoàng Sa chính là tinh thần của Trần Bình Trọng, của Yết Kiêu thế kỷ XXI”, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định.

Anh Bùi Văn Phải quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc giữa biển Hoàng Sa! Ảnh: Nguyễn Thành.
Anh Bùi Văn Phải quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc giữa biển Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Thành.

"Theo tôi, việc leo thang của Trung Quốc không chỉ phụ thuộc vào tham vọng của họ, mà còn phụ thuộc vào thái độ của các quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm. Nếu chúng ta không lên tiếng mạnh mẽ, Trung Quôc sẽ lấn tới. Chúng ta cần lên tiếng rộng rãi để người Việt thấy được âm mưu của Trung Quốc, đồng thời phải kêu gọi dư luận thế giới ủng hộ trong việc này”, ông Dy nói.

Ông Dương Danh Dy cũng cho rằng, ngư dân là chiến sĩ tiên phong trên mặt biển, họ chính là cột mốc sống bảo vệ chủ quyền trên biển. Vì vậy, việc cần thiết của chúng ta hiện này là kiên cường và tiên quyết bảo vệ ngư dân. Không thể để ngư dân tay không đối phó với những kẻ có dã tâm và vũ khí, phương tiện hiện đại.

“Tôi hy vọng và ủng hộ báo Tiền Phong sẽ đi đầu trong việc nêu gương các ngư dân dũng cảm, ngày đêm bám biển, đảo, bảo vệ chủ quyền của đất nước”, ông Dy nói.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.