Phí đường bộ sẽ tăng gấp 3,5 lần

Phí đường bộ sẽ tăng gấp 3,5 lần
TP - QL1A là huyết mạch tuyến Bắc Nam của cả nước. Tuy nhiên, đang có nhiều quan ngại khi việc mở rộng 4 làn xe với hình thức BOT sẽ dẫn tới phí chồng phí khi hàng loạt trạm thu phí mới hình thành và tồn tại tới hơn 20 năm. Mức thu phí sẽ cao gấp 3,5 lần.

> QL1 sẽ 'chi chít' trạm thu phí
> Thủ tướng dự lễ khởi công mở rộng Quốc lộ 1A
> Thủ tướng bấm nút khởi công DA mở rộng Quốc lộ 1A

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường trả lời về vấn đề này tại cuộc họp báo chiều 2/4.

Sẽ có bao nhiêu trạm thu phí mới mọc lên khắp tuyến Bắc Nam và sự cắt khúc các dự án đã vi phạm quy định tối thiểu khoảng cách 70 km giữa 2 trạm thu phí, thưa ông?

Với việc nâng cấp cải tạo khoảng 1.700km, và theo quy định cách 70km mới đặt một trạm, toàn tuyến sẽ có khoảng 21 trạm sau khi hoàn thành. Chưa kể một số trạm khác vẫn còn thu, nhưng sẽ dừng (thu) khi không đáp ứng tiêu chuẩn.

 “Doanh nghiệp cần tính toán đảm bảo chi phí, vận hành… Thu phí BOT không làm khó cho doanh nghiệp mà chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm TNGT”. 

Thứ trưởng GTVT
Nguyễn Hồng Trường

Lý do nâng cấp, mở rộng vì hiện nay mật độ trên QL1A rất lớn. Có những đoạn đường, mật độ trên 30.000 xe/ngày đêm. Tình trạng này không đáp ứng năng lực vận tải, ảnh hưởng tới năng lực phát triển kinh tế, gây mất an toàn giao thông cho người và phương tiện.

Chính vì thế Quốc hội và Chính phủ giao cho Bộ GTVT thực hiện, phấn đấu đến năm 2016 cơ bản nâng cấp các đoạn tuyến và hoàn thành dứt điểm vào năm 2020. Bộ GTVT đã xây dựng đề án tổng thể, bao gồm cơ chế huy động vốn, tổ chức xây dựng, tiến độ.

Hiện, ngân sách hạn hẹp nên việc đầu tư phải được huy động từ nguồn lực xã hội. Vừa rồi, Chính phủ cơ bản đã thông qua đề án này. Chúng tôi đã giao các cơ quan chức năng xây dựng phương thức.

Chính phủ đề xuất, để đáp ứng được hiệu quả cho nhà đầu tư, yêu cầu thu hồi vốn trong vòng 25 năm. Tổng số chiều dài toàn tuyến dự án nâng cấp, mở rộng QL 1A là trên 1.700 km.

Trong đó, 1.000km được thực hiện theo hình thức BOT, trên 700km ngân sách nhà nước đầu tư. Đề án đặt trạm theo quy định này đã được phê duyệt và không có chuyện trạm thu phí dày đặc so với quy định.

Nhưng rõ ràng đã thu phí bảo trì đường bộ, QL1A lại gần như độc đạo (đường HCM ít được sử dụng-PV), người dân dường như không có sự lựa chọn, khác nào phí chồng phí?

Khi xây dựng Quỹ Bảo trì Đường bộ đã nói rõ vẫn duy trì trạm thu phí BOT. Trạm BOT sẽ dùng tiền của mình để duy tu, bảo dưỡng tuyến đường BOT, thay vì dùng tiền Quỹ Bảo trì Đường bộ. Do đó không có chuyện phí chồng phí.

Riêng mức phí, tùy theo tình hình kinh tế, Bộ GTVT sẽ tham mưu giảm mức thu trong thời điểm nhất định.

Phí đường bộ sẽ cao gấp 3,5 lần

Bộ GTVT đang lúng túng trước những trạm thu phí bán quyền (thu phí). Ảnh: Đ.T
Bộ GTVT đang lúng túng trước những trạm thu phí bán quyền (thu phí). Ảnh: Đ.T.
 

Tại sao Bộ GTVT không đề xuất đầu tư bằng tiền ngân sách nhà nước để người dân đỡ phải gánh nặng phí đường bộ?

Chúng tôi tính toán cần khoảng 120.000 tỷ đồng để nâng cấp QL 1A mở rộng lên 4 làn xe. Đó là con số không nhỏ với ngân sách nhà nước. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư vô cùng khó khăn.

Do vậy, phải đưa ra hình thức xã hội hóa, nhà nước và nhân dân cùng làm. Khi làm BOT, bắt buộc phải thu phí để hoàn tiền. Người dân có đồng tình thì mới có đường tốt để đi. Nếu đợi ngân sách nhà nước để làm, chắc chắn đến năm 2020 mới chỉ có một số đoạn đường tốt, chưa thể có cả tuyến đường tốt được.

Khi đường đi lại tốt hơn, đóng phí tăng lên sẽ bù đắp được chi phí. Tôi đã tính, như với đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, lúc mới thu, lượng xe giảm 40% so với khi chưa thu.

Tuy nhiên, sau 3 tháng thu phí, toàn bộ xe tải quay lại đường cao tốc, dù khi đó mức thu cao hơn. Doanh nghiệp cần tính toán đảm bảo chi phí, vận hành… Thu phí BOT không làm khó cho doanh nghiệp mà chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm TNGT.

Sau khi mở rộng QL 1A theo hình thức BOT, nhà đầu tư được thu phí cao gấp 3,5 lần, thưa ông?

Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều dự án BOT các nước. Lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm 2016 mới điều chỉnh, nhưng không đồng loạt. Chỉ trạm thu phí nào ít xe qua lại mới điều chỉnh, trạm nhiều xe sẽ có lộ trình, chứ không tăng ngay 3,5 lần.

Đình Thắng - Nguyễn Thảo
lược ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.
Sơn 'đổ mồ hôi' giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

Sơn 'đổ mồ hôi' giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

TPO - Các nhà nghiên cứu tại Singapore phát hiện ra rằng loại sơn trắng tùy chỉnh của họ, được phát triển đặc biệt để 'đổ mồ hôi', giúp giảm đáng kể nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, đồng thời vẫn giữ được vẻ ngoài trong nhiều năm. Đó là loại sơn gốc xi măng mới kết hợp ba phương pháp làm mát để giữ nhiệt độ bên trong tòa nhà ở mức thấp.
Chuyện lạ: Tuyết rơi ở sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất Trái đất

Chuyện lạ: Tuyết rơi ở sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất Trái đất

TPO - Một trận tuyết rơi hiếm hoi ở sa mạc Atacama, Chile, nơi khô hạn nhất trên Trái Đất đã làm dừng hoạt động của một trong những hệ thống kính thiên văn hàng đầu thế giới. Biến đổi khí hậu có thể khiến đài quan sát này phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như thế này trong tương lai.
Giải mã DNA 131 bộ xương: Hé lộ xã hội mẫu hệ đầu tiên thế giới?

Giải mã DNA 131 bộ xương: Hé lộ xã hội mẫu hệ đầu tiên thế giới?

TPO - DNA cổ đại từ các ngôi mộ thời kỳ đồ đá ở Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài hàng thập kỷ về việc liệu thành phố nguyên thủy Çatalhöyük 9.000 năm tuổi có phải là một xã hội mẫu hệ hay không. Nghiên cứu cuối cùng đã xác nhận điều mà các chuyên gia từ lâu đã nghi ngờ: Phụ nữ và trẻ em gái là những nhân vật chủ chốt trong xã hội nông nghiệp này.