Phóng thành công vệ tinh VNRED Sat -1 lên vũ trụ

Phóng thành công vệ tinh VNRED Sat -1 lên vũ trụ
TPO-Sau nhiều lẫn trì hoãn do ảnh hưởng của thời tiết, vệ tinh VNREDSat -1 đã được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy VEGA vào lúc 9h6 phút sáng nay, theo tin từ Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

Phóng thành công vệ tinh VNRED Sat -1 lên vũ trụ

> Việt Nam đến gần hơn công nghệ vũ trụ
> Vệ tinh Việt Nam chờ thời tiết
> Hoãn phóng vệ tinh VNREDSat-1

TPO-Sau nhiều lẫn trì hoãn do ảnh hưởng của thời tiết, vệ tinh VNREDSat -1 đã được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy VEGA vào lúc 9h6 phút sáng nay, theo tin từ Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

Công ty ArianeSpace thực hiện việc phóng VNREDSat-1 cùng với hai vệ tinh khác là vệ tinh PROBA V của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu – ESA và vệ tinh ESTCube-1 của Estonia.

Vệ tinh VNREDSat-1 chụp tại Trung tâm vũ trụ ở Kourou, Guyana đã sẵn sàng để phóng lên quỹ đạo. Ảnh: TS Bùi Trọng Tuyên cung cấp
Vệ tinh VNREDSat-1 chụp tại Trung tâm vũ trụ ở Kourou, Guyana đã sẵn sàng để phóng lên quỹ đạo. Ảnh: TS Bùi Trọng Tuyên cung cấp.

TS Bùi Trọng Tuyên, Chủ nhiệm dự án VNRED Sat-1 cho biết, từ sáng nay (giờ Hà Nội) thời tiết tại sân bay vũ trụ Kourou, Guiana thuộc Pháp diễn biến thuận lợi cho việc phóng vệ tinh VNREDSat-1.

Trước thời điểm phóng 20 phút, toàn bộ các thông số về khí tượng một lần nữa được phía nhà thầu kiểm tra và xác nhận đảm bảo. Mọi công tác kỹ thuật chuẩn bị phóng vệ tinh được tiến hành khẩn trương theo đúng kế hoạch.

Sau khi rời bệ phóng, vệ tinh VNREDSat-1 sẽ tách ra khỏi tên lửa VEGA sau 1 giờ 57 phút 24 giây. Tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh VNREDSat-1 sẽ được gửi về trái đất vào lúc 14h30 ngày 7/5.

Hai ngày sau, dự kiến có thể thu nhận được những bức ảnh chụp Trái đất đầu tiên. Sau đó một ngày là những bức ảnh chụp lãnh thổ Việt Nam. Tiếp theo là giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá và hiệu chỉnh các thiết bị đặt trên vệ tinh kéo dài trong ba tháng.

.
..

Vệ tinh VNRED Sat-1 có kích thước 600mm x 570mm x 500mm, nặng 120kg, có khả năng chụp ảnh quang học tất cả các vùng trên bề mặt Trái đất từ độ cao xấp xỉ 663 km. Sau khi được phóng lên vũ trụ, VNRED Sat-1 sẽ kết hợp hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên & Môi trường thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Phóng thành công vệ tinh VNRED Sat -1 lên vũ trụ ảnh 3
Phóng thành công vệ tinh VNRED Sat -1 lên vũ trụ ảnh 4
Phóng thành công vệ tinh VNRED Sat -1 lên vũ trụ ảnh 5
Vệ tinh VNRED Sat-1 bay vào vũ trụ
Vệ tinh VNRED Sat-1 bay vào vũ trụ.

Từ đó Việt Nam có thể chủ động cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho các bộ, ngành, tỉnh thành, phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phòng chống thiên tai như theo dõi diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu, bão lụt, cháy rừng, tràn dầu; điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng, đất nông nghiệp các loại; chỉnh lý các bản đồ địa hình, xây dựng các bản đồ cấu trúc kiến tạo địa chất, theo dõi sự di chuyển của cá, phục vụ đánh bắt xa bờ.

Với việc phóng VNRED Sat-1 lên vũ trụ, Việt Nam trở thành một trong 25 quốc gia trên thế giới có vệ tinh riêng quan sát trái đất.

Nguyễn Hoài

Theo Viết
MỚI - NÓNG