Tận cùng khổ đau ‘xóm chị Dậu’ giữa Thủ đô

Tận cùng khổ đau ‘xóm chị Dậu’ giữa Thủ đô
TPO - Tồn tại hơn 20 năm, nằm ngay dưới chân cầu Long Biên Hà Nội, có những cảnh đời lay lắt, nghèo đói, khổ đau… vẫn lặng lẽ, vật lộn giữa sông nước để sinh tồn.

Tận cùng khổ đau ‘xóm chị Dậu’ giữa Thủ đô

> Gầm cầu Thăng Long, Long Biên thành bãi đỗ xe

> Hà Nội : Nhếch nhác gầm cầu Long Biên

TPO - Tồn tại hơn 20 năm, nằm ngay dưới chân cầu Long Biên Hà Nội, có những cảnh đời lay lắt, nghèo đói, khổ đau… vẫn lặng lẽ, vật lộn giữa sông nước để sinh tồn.

Tận cùng khổ đau ‘xóm chị Dậu’ giữa Thủ đô ảnh 1
 Xóm chài mùa nước nổi
Xóm chài mùa nước nổi.

Những cảnh đời “không có miếng đất cắm dùi”

Chỉ cách trung tâm Hà Nội gần 2 km, xóm chài được nhiều người dân Thủ đô gọi là 'xóm chị Dậu' nằm ẩn mình sau những con đường nhỏ hẹp, quanh co đường An Xá, Phúc Xá, Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Để đến được xóm chài, tôi phải đi bộ men theo con đường ngoằn nghèo ẩm ướt, rác ngập lối đi. Trước mặt là hơn chục những ngôi nhà tạm bợ nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đến làng chài sau một ngày mưa tầm tã, nước dâng cao không có lối vào, phải men theo con đường đất lầy lội, hai tay bám chặt vào dây thép gai được rào quanh bờ tường có thể ngã bất cứ lúc nào.

Xóm chài
Xóm chài.
Khá thân thiện, chị Phạm Thị Lĩnh, nhà ở ngay đầu “xóm nổi” đã dùng bè đưa tôi đến nhà chị
Khá thân thiện, chị Phạm Thị Lĩnh, nhà ở ngay đầu “xóm nổi” đã dùng bè đưa tôi đến nhà chị.

Chị Phạm Thị Lĩnh (50 tuổi, quê Bắc Giang) với khuôn mặt khắc khổ, làn da đen sạm, ánh mắt lúc nào cũng trầm buồn, chia sẻ: “Tôi sống ở đây đã gần mười năm. Mỗi người một cảnh đời nhưng đều khó khăn, vất vả như nhau. Sống khổ, lay lắt nhưng vẫn cố mưu sinh nuôi các con”

Chị cho biết: “Trước đây cũng có hơn 20 hộ nhưng có người ốm, người bệnh, người về quê, giờ chỉ còn 14 hộ. Có những nhà có ông bà, bố mẹ, con cháu, dâu rể đều sống ở đây cả”

Chị Lĩnh quê Bắc Giang với gương mặt khắc khổ vì cuộc sống mưu sinh
Chị Lĩnh quê Bắc Giang với gương mặt khắc khổ vì cuộc sống mưu sinh.

Nơi đây với vài chục căn nhà nổi trôi bồng bềnh trên mặt nước nhưng lại là nơi trú ngụ của những số phận trôi dạt, cùng khổ. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau như Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An… Người “định cư” lâu nhất ở đây thì cũng đã ngót 20 năm.

Chị Vũ Thị Xuyến (51 tuổi, quê Hưng Yên, sống ở đây gần 20 năm) cho biết: “Phần lớn dân cư ở đây làm những nghề “trên cạn” như bốc vác, gánh hàng thuê, thu mua đồng nát, đẩy hàng quanh khu vực chợ Long Biên, có người kiếm ăn ở chợ tôm, có người trồng lạc, trồng ngô. Thường thì bố mẹ phải dạy từ 2h sáng để mưu sinh, để con cái ở nhà tự trông nhau”.

“Tất cả ăn uống sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ của người dân ở đây đều ở trên thuyền. Hàng ngày, những người dân ở đây gánh nước ở trên bờ với giá từ 4000 đến 5000 đồng một gánh còn tắm rửa giặt giũ thì tất cả đều lấy từ sông lên. Cái cảnh gạo chợ, nước sông khiến những người dân ở đây đã nghèo lại lắm bệnh” – Chị Lĩnh xót xa chia sẻ.

 Gian bếp bé nhỏ, chật chội được làm tạm bờ ở trước nhà
Gian bếp bé nhỏ, chật chội được làm tạm bờ ở trước nhà.
Tận cùng khổ đau ‘xóm chị Dậu’ giữa Thủ đô ảnh 7
Những “túp lều” lụp xụp trên sông
Những “túp lều” lụp xụp trên sông.

Hai năm trở lại đây, hầu hết các hộ của xóm chài đều đã mắc điện nhờ của những người ở trên bờ với giá 4000đ/ số. Với cảnh làm kéo xe đẩy ban đêm ở chợ Long Biên, kiếm trung bình 100 ngàn đồng/ngày, một mình nuôi 6 miệng ăn, chị Lĩnh là người duy nhất của xóm không mắc điện. Chị bùi ngùi chia sẻ, tay chỉ vào các ắc – quy có gắn một quả bóng con kể: “Đấy, nhà tôi chỉ dùng điện đấy thắp lúc ăn cơm tối thôi. Còn thời gian còn lại thì cũng đi làm hết, chẳng dùng điện làm gì. Điều kiện kinh tế cũng không có, mà nhà tôi toàn phụ nữ và có 2 cháu nhỏ, sợ trời mưa gió, dùng điện chập chờn, giật, cháy nổ thì khổ”.

Tuy đến nay, điện đã đến với xóm (mắc nhờ người trên bờ), cuộc sống cũng đỡ vất vả, lọ mọ hơn. Nhưng cái tên "xóm đèn dầu", ‘xóm chị Dậu’ vẫn dính chết với vùng nước này. Kiếp đời của những phụ nữ ở vùng đất này cũng buồn như những ngọn đèn dầu hiu hắt

Bấp bênh mùa nước nổi

Hầu hết những ngôi nhà ở trên xóm chài này đều được dựng rất lụp xụp, tạm bợ theo cách riêng của những người dân nghèo nơi đây. Nóc bè phơi đầy túi nylon, bên ngoài được che chắn bởi panô, áp-phích nhặt về. Trần nhà được căng bằng những mảnh vải đỏ, nền nhà là những miếng xốp nhặt được từ nơi khác về.

Chị Xuyến rơm rớm nước mắt kể lại: “Có hôm đi làm về muộn, chẳng nhìn thấy bè trôi đâu. Đành phải lội qua sông, nước dâng đến ngang lưng. Những lúc như thế thấy tủi và cực vô cùng”.

Cuộc sống khó khăn là thế nhưng càng khó khăn hơn vào mùa nước lên như hiện nay khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, những người trồng ngô, lạc ở ven sông như chị Xuyến xót xa chia sẻ: “Những ngày mùa cạn, trồng lạc, trồng rau còn kiếm ăn được một tí, nhưng cứ mùa nước lên là đứng ngồi không yên, hầu như chẳng làm được gì”.

Những ngày mùa gió vào đúng mùa nước dâng cao, đường dẫn vào nhà cũng rất đỗi chênh vênh. Nước dâng cao hơn cả cầu treo để vào nhà
Những ngày mùa gió vào đúng mùa nước dâng cao, đường dẫn vào nhà cũng rất đỗi chênh vênh. Nước dâng cao hơn cả cầu treo để vào nhà.

Đến với gia đình chị Nguyễn Bích Hạnh (35 tuổi) quê ở Yên Bái, 3 thế hệ sống chung trong một căn nhà tồi tàn trên sông. Chị trầm ngâm, xót xa kể: “Tôi chuyển đến đây cũng được 6 năm. Vào mùa nước nổi, mưa gió phải cho các cháu sang nhà chị ở trên bờ ở tạm mấy bữa, sợ các cháu nghịch ngợm ngã xuống sông. Thương bố mẹ, tuy già yếu nhưng phải sinh hoạt ở trên đây”.

Những đống rác cao ngất bao quanh trước mặt “xóm nổi”
Những đống rác cao ngất bao quanh trước mặt “xóm nổi”.

Mùa nước dâng cao, mùi hôi thối, nồng nặc, bẩn thỉu của rác cũng được dịp bốc mùi. Chị Hạnh nói với vẻ mặt bất lực, cam chịu: “Sống lâu rồi quen thôi em ạ”

Xa vời giấc mơ lên bờ

Có những mảnh đời đã định cư ở trên đây cách đây gần 20 năm. Có chứng kiến tận mặt, nghe tận tai mới thấy đằng sau những mảnh đời ấy là vô vàn những câu chuyện mà chúng tôi không khỏi xót xa. Đến với “xóm nổi” cũng là một cách bần cùng nhất của cuộc sống, cũng đã hết cách để sống được trên bờ rồi. Quá nghèo khổ, tiền không có để có thể trang trải cho cả gia đình, nên họ cùng chồng và con từ những vùng quê khác nhau đã trôi dạt đến nơi này làm chiếc thuyền nhỏ lênh đênh trên sông chỉ đủ che nắng che mưa.

Chị Hạnh cho biết, cứ vài tháng một lần, lực lượng an ninh của phường lại ra làm công tác tư tưởng, khuyên chúng tôi vào bờ. Nhưng rất khó, cả gia đình, con cái, bố mẹ của chúng tôi đều sống ở trên đây, nếu bị đuổi đi thì chúng tôi cũng không biết phải đi đâu. Giấc mơ lên bờ thật sự là quá xa vời với gia đình của tôi.

Xóm chị Dậu có điện

Đến những này đầu tháng 6/2013, hầu hết các hộ gia đình của xóm đèn dầu đều đã dùng điện. 13/14 hộ người dân ở đây đã sử dụng điện nhờ của những người ở trên bờ với giá khoán 4000đ/ số. Tuy đã có điện, nhưng mối lo ngại cũng luôn luôn song hành. Đặc biệt, trong những ngày trời mưa gió, bồng bềnh giữa sông nước, người dân chỉ sợ điện chập.

Do không có hộ khẩu ở Hà Nội, những người nơi đây không được phép mắc điện của mạng lưới điện quốc gia. Trước đây, khi chưa có điện, áng sáng duy nhất phảng phất, len lỏi phủ lên màn đêm u tối của xóm làng chài chỉ có những ánh ngọn đèn dầu. Đến nay, khi điện đã có thì đèn dầu đã được thay thế bằng đèn pin, những chiếc đèn huỳnh quang, những chiếc ti vi màu, những chiếc quạt gió. Thậm chí đã có những nhà có cả đầu kĩ thuật số.


Kim Bông

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG