Quốc hội phải kiểm soát toàn bộ nợ công

Quốc hội phải kiểm soát toàn bộ nợ công
TP - Về nguyên tắc, tất cả vốn, tài sản của Nhà nước phải được một cơ quan độc lập kiểm tra khách quan từ bên ngoài đánh giá về tính tuân thủ pháp luật, đánh giá hiệu quả đối với việc quản lý sử dụng nguồn lực đó.

> Vay nợ thì phải đầu tư hiệu quả

Nhưng Dự thảo Hiến pháp lần này quy định Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán đối với tài chính và tài sản công, tôi cho điều này cần phải xem xét lại. Hệ thống tài chính của nước ta và hệ thống tài chính nói chung gồm ba bộ phận: Tài chính Nhà nước (tài chính công), tài chính doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) và tài chính dân cư.

Nếu quy định nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán đối với tài sản công, tức là kiểm toán đối với ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, thì chúng ta đã bỏ sót phần vốn tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Vì vậy, cần quy định nhiệm vụ kiểm toán phải kiểm toán mọi nguồn lực tài chính, tài sản của Nhà nước trong nền kinh tế.

Cũng vậy, theo Luật Quản lý nợ công, nhiệm vụ của Quốc hội phải kiểm soát toàn bộ nợ công. Theo quy định, nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Nếu Quốc hội chỉ quyết định cái phần của Trung ương thôi, tôi e rằng quản lý nợ công của chúng ta sẽ khó kiểm soát, và ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia.

ĐB Bùi Đức Thụ
Lai Châu

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG