Vỡ đập thủy điện: Cơ quan quản lý Nhà nước chắc chắn liên quan trách nhiệm

Vỡ đập thủy điện: Cơ quan quản lý Nhà nước chắc chắn liên quan trách nhiệm
TP - “Cơ quan quản lý Nhà nước chắc chắn có trách nhiệm liên quan”, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng sáng 13/6 trao đổi bên lề Quốc hội về sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2.

> Dân tán loạn leo cây, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo điều tra
> Đập thủy điện bị vỡ chưa đi vào hoạt động

Bộ trưởng Dũng cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ đã cử cán bộ Cục Giám định chất lượng Nhà nước vào tận nơi nắm tình hình. Nguyên nhân ban đầu có thể do chỗ tiếp giáp giữa cống dẫn dòng với thân đập bằng đất bị thấm nước và sụt xuống.

Từ sự việc này, ông có thấy cần đặt ra trách nhiệm cao hơn trong việc thẩm định chất lượng công trình hồ thủy điện?

Bộ đã thấy được vấn đề này và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15 về quản lý chất lượng công trình. Thay vì trước đây giao quyền cho chủ đầu tư thì nay chủ đầu tư vẫn là người quyết định, nhưng việc thẩm định phải thực hiện từ giai đoạn tiền kiểm tức khâu thiết kế kỹ thuật. Đối với công trình này thuộc loại hồ đập cấp 3 nên Sở Công Thương phải tiền kiểm và tăng cường kiểm tra chất lượng.

Qua đây, chúng ta có nên tổng rà soát lại các đập thủy điện không?

Chúng ta đã có tổng rà soát, tổng kiểm tra các công trình thủy điện, hồ đập để xác định trách nhiệm công trình nào thuộc Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, công trình nào thuộc các bộ hoặc địa phương thẩm định. Trong trường hợp phát hiện công trình mất an toàn sẽ phải cho dừng lại ngay.

Sau khi sự cố xảy ra, chủ đầu tư phải khắc phục những gì?

Trong sự cố này có trách nhiệm chủ đầu tư, cơ quan tư vấn thiết kế, thi công. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước chắc chắn có trách nhiệm liên quan, vì anh phải kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện. Theo tôi, trước hết, chúng ta phải đánh giá tình hình, tìm nguyên nhân, sau đó xác định trách nhiệm và đưa ra biện pháp khắc phục. Đối với những thiệt hại về tài sản, tính mạng của người dân thì phải tập trung khắc phục triệt để ngay. Do công trình thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh nên địa phương phải có trách nhiệm đánh giá, khắc phục hậu quả.

Vậy trong những trường hợp sai phạm như ở sự cố này thì hình thức xử lý ra sao?

Phải xem cụ thể là trách nhiệm như thế nào, đến đâu, khi xác định rõ trách nhiệm thì phải xử lý tương xứng.

Hồng Phúc
ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.