Đại tướng vô lần này là mãi mãi...

Đại tướng vô lần này là mãi mãi...
Đại tướng vô trong nỗi đau quặn thắt với nhân dân Quảng Bình. Đất thiêng Vũng Chùa- Đảo Yến đón người về nơi vĩnh hằng trong tiếng nấc nghẹn ngào của muôn dân, Đại tướng ơi! Sinh ra trên vùng đất phía nam, an nghỉ vĩnh hằng ở phía bắc, Đại tướng ôm trọn vùng đất gió Lào, cát trắng trong lòng thương mến!

Đại tướng vô lần này là mãi mãi...

> Với chiến sĩ, Đại tướng như người cha

> Đây, nơi an nghỉ vĩnh hằng của Đại tướng 

Đại tướng vô trong nỗi đau quặn thắt với nhân dân Quảng Bình. Đất thiêng Vũng Chùa- Đảo Yến đón người về nơi vĩnh hằng trong tiếng nấc nghẹn ngào của muôn dân, Đại tướng ơi! Sinh ra trên vùng đất phía nam, an nghỉ vĩnh hằng ở phía bắc, Đại tướng ôm trọn vùng đất gió Lào, cát trắng trong lòng thương mến!

Đại tướng đang nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lệ Thuỷ và xã Lộc Thuỷ trong chuyến ra thăm và mừng thọ Đại tướng tháng 8-2006 tại nhà riêng của Đại tướng
Đại tướng đang nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lệ Thuỷ và xã Lộc Thuỷ trong chuyến ra thăm và mừng thọ Đại tướng tháng 8-2006 tại nhà riêng của Đại tướng.
 

Ngày mai, ngày chủ nhật đặc biệt trong thế kỷ 21 này, là ngày thương đau khi nhân dân Quảng Bình đau đớn đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại quê nhà, lần trở về mãi mãi. Đất thiêng Vũng Chùa- Đảo Yến thay mặt quê hương Quảng Bình đón nhận người con ưu tú, người anh hùng của dân tộc, vị tướng kiệt xuất, thiên tài quân sự, có tấm lòng bao dung, đức độ...Vũng Chùa- Đảo Yến, có vẻ như xa lạ với không ít người, nhưng lại nằm trong vùng đất, vùng biển mà tên gọi đã không còn xa lạ như vịnh Hòn La, đảo Hòn Cỏ, Mũi Độc... Nằm ở cực bắc tỉnh, trên đường thiên lý Bắc- Nam, nơi núi và biển giao hoà để tạo nên những kỳ quan, danh thắng, có thế rồng bay...

Trong những ngày khoắc khoải đón Đại tướng trở về đớn đau, sầu thương, lòng người bồi hồi.
Dù là vị tướng mà đến hai tên đế quốc hùng mạnh phải ngả mũ, nhân loại phải tôn vinh là thiên tài quân sự nhưng với nhân dân Lệ Thuỷ, nhân dân Quảng Bình, với mảnh đất quê hương, Đại tướng luôn gần gũi, mến thương và đau đáu bao nỗi niềm.

Đại tướng trước Nhà lưu niệm ở quê
Đại tướng trước Nhà lưu niệm ở quê.
 

Bao nhiêu sự kiện lớn, nhỏ diễn ra trên quê hương Quảng Bình, Đại tướng đều dõi theo và đã có nhiều thư, lời căn dặn, chỉ bảo quý giá. Năm 1992, tỉnh nhà mới tái lập, Đại tướng đã về để chia sẻ những khó khăn với tỉnh.

Đại tướng đã có buổi nói chuyện với lãnh đạo tỉnh, những lời tâm sự thân thiết mà định hướng tháo gỡ khó khăn thì hết sức rõ ràng: Tỉnh mới lập lại, được Trung ương ưu ái và hết sức giúp đỡ đó là thuận lợi lớn. Muốn ổn định tình hình trước hết phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, hết sức chăm lo gia đình chính sách, gia đình neo đơn; yêu cầu mỗi huyện, xã phải kiểm tra lại mức sống của mỗi gia đình để có biện pháp giúp đỡ cần thiết. Về kinh tế, muốn đi lên thì phải phát triển kinh tế hàng hoá, nông nghiệp phải toàn diện, độc canh, độc nông thì nghèo; nghiên cứu để phát triển kinh tế vùng gò đồi. Phải tăng cường kinh tế đối ngoại...

Đại tướng nhắc tỉnh nhiều về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ, chăm lo nguồn lực để phát triển bền vững lâu dài. Về Xây dựng Đảng, Đại tướng chỉ rõ: Phải chăm lo công tác tư tưởng, lãnh đạo phải bảo đảm niềm tin cho nhân dân. Niềm tin bị xói mòn là điều rất không tốt cho lãnh đạo. Cán bộ phải lấy tư tưởng của Bác Hồ mà rèn luyện, phấn đấu...

Trong chuyến thăm quê lần cuối cùng vào những ngày đầu tháng 11 năm 2004, tại khách sạn Phú Quý (Đồng Hới), các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã nghẹn lòng khi nghe Đại tướng nói: "Dù ở xa nhưng tôi vẫn ngóng về quê hương, có khá đầy đủ thông tin về Quảng Bình. Tỉnh nhà có việc làm tốt, tôi vui, nhưng cũng buồn khi tỉnh nhà có những chuyện chưa hay".

Trong chuyến đi này, khi biết cửa biển Nhật Lệ bị bồi lắng, làm cạn dòng chảy, Đại tướng nhắc nhở lãnh đạo tỉnh nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục để ngư dân ra vào cửa biển an toàn. Đại tướng băn khoăn khi có hiện tượng khai thác đá làm ảnh hưởng đến Di sản Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và đề nghị tỉnh cần sớm có quy hoạch tổng thể khu vực này. Khi lên Lệ Thuỷ, sau khi đi viếng Nghĩa trang liệt sỹ Mai Thuỷ về, Đại tướng đã nói chuyện với đồng chí Nguyễn Tư Pháp, Bí thư Huyện uỷ lúc đó gần một tiếng đồng hồ xung quanh việc làm ăn của bà con, việc phát triển kinh tế, về vai trò của người lãnh đạo...

Trăn trở lớn nhất của Đại tướng là Quảng Bình vẫn còn là tỉnh nghèo, người dân Quảng Bình nhìn chung còn nghèo. Làm gì để thoát nghèo, vươn lên hoà vào sự phát triển chung của cả nước là vấn đề luôn được Đại tướng nhắc nhở nhiều lần, ở nhiều góc độ khác nhau trong những chuyến về thăm quê, những buổi nói chuyện với bà con, với lãnh đạo tỉnh, huyện.

Những kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại tướng đều có thư chúc mừng và những lời căn dặn chí tình. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, Đại tướng cặn dặn những vấn đề mang tính chiến lược mà thiết thực đặt ra cho Đại hội xem xét quyết định. Đại tướng viết: Tôi mong Đại hội lần này hãy nhìn thẳng vào sự thật, nêu cao tinh thần tự phê bình, phê bình, phát huy dân chủ bàn bạc để thấy rõ những nguyên nhân, đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn, sát thực tiễn, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế- xã hội và xây dựng Đảng.

Tỉnh Quảng Bình đã có truyền thống hết sức vẻ vang, trong kháng chiến đã được Bác Hồ khen: "Quảng Bình chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi". Phát huy truyền thống đó, ngày nay chúng ta phải quyết tâm chiến đấu thắng bằng được nghèo nàn lạc hậu, vươn lên xây dựng cuộc sống mới ngày càng giàu mạnh, văn minh. Muốn vậy tôi thấy vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với tỉnh là phải không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, trước hết là trong cấp uỷ. Phải coi trọng công tác cán bộ, chú trọng bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ; sử dụng những cán bộ thực sự có đức, có tài...

Thực hiện lời căn dặn của Đại tướng, trong những năm qua Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết gắn bó, thống nhất ý chí nỗ lực đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà ngày một đi lên.

Tuy nhiên, Quảng Bình vẫn đang là một tỉnh nghèo, thiên tai khắc nghiệt. Đấy là điều mà mỗi khi các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến thăm Đại tướng đều rất băn khoăn và thấy Đại tướng buồn.

Khi nhận được tin dữ Đại tướng qua đời, nhân dân Quảng Bình đau đớn, tiếc thương như chính người thân yêu nhất của mình ra đi. Tại Nhà lưu niệm Đại tướng ở thôn An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ rất đông bà con trong huyện, trong tỉnh đã đến thắp hương viếng Đại tướng trong nỗi buồn, thương vô hạn.

Đại tướng ra đi về cõi vĩnh hằng là một tổn thất không thể bù đắp của nhân dân Quảng Bình. Lần này Quảng Bình đón Đại tướng trở về mãi mãi trong nỗi đau quặn thắt. Mỗi khi Đại tướng có dịp về thăm quê, người dân Quảng Bình lại nói với nhau "Đại tướng vô", như nói "ba về, ông đến", thân thiết đến lạ lùng. Nhưng lần này Đại tướng vô mãi mãi, về cõi vĩnh hằng trong lòng đất Quảng Bình. Đau đớn quá!

Theo Văn Hoàng
Báo Quảng Bình

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.