Làm không hiệu quả lấy gì mà thu

Làm không hiệu quả lấy gì mà thu
TP - “Từ năm 1986 đến nay, đổi mới căn bản theo kinh tế thị trường, đòi hỏi phát triển bền vững, cạnh tranh, có hiệu quả, đi theo đó là định hướng XHCN.

> Đề nghị lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế
> Tái cơ cấu: Chỉ nghe, chưa thấy?

Tuy nhiên, đến giờ nhìn lại kinh tế thị trường về cơ bản chúng ta vẫn đi chưa hết. Nguyên tắc cao nhất là một giá để cạnh tranh phát triển, đem lại hiệu quả nhưng hiện giá điện, than, học phí, viện phí vẫn còn hai giá. Nếu chưa thực hiện một giá thì vẫn còn xin- cho, thiếu cạnh tranh, không hiệu quả, giá nhà nước định hướng rất lớn. Bây giờ phải thực hiện thống nhất một giá đi, sau hỗ trợ cho người nghèo.

Trước tỷ lệ động viên từ thuế, phí đạt 24- 25% GDP nhưng giờ chỉ đạt 17- 18% GDP. Như vậy để thấy nếu làm ăn không hiệu quả thì lấy gì mà thu. Thu chỉ được 17-18% GDP là một chuyện, còn chuyện nữa là thu không đủ chi và trả nợ, không đủ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Hiện nay chi tiêu dùng hơn chi cho phát triển, không có phần nào của ngân sách để chi cho đầu tư. Gay là thế. Do vậy, phải tính kỹ là vay nhưng lấy tiền ở đâu để trả nợ”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông: Cần có nhiều kịch bản

“Chúng ta cần đặt khái niệm nợ công trong chuẩn với nợ công quốc tế. Chỉ khi nào chúng ta đặt quan niệm về nợ công phù hợp với quan hệ nợ công trong nền kinh tế thế giới thì chúng ta mới lường trước được nợ thế nào và khả năng thanh toán nợ ra sao.

Nếu chúng ta hiểu nợ công một kiểu, thế giới hiểu một kiểu thì lúc đó chúng ta sẽ hành xử không chính xác. Chính phủ phải xây dựng một số kịch bản để ứng phó với các tình huống. Có nhiều kịch bản để không bị động, trong mọi hoàn cảnh trù liệu các khả năng xử lý thế nào.

Tôi tin Chính phủ sẽ có những kịch bản như thế. Nếu chúng ta chỉ đưa ra một kịch bản thì sẽ rất khó lường trước khi tình huống bất ngờ xảy ra. Trong khi, rõ ràng vài năm gần đây phát triển kinh tế thế giới có nhiều tình huống bất ngờ”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG