Gia Lai: 2 cô giáo đi dạy học bị lũ cuốn trôi

Gia Lai: 2 cô giáo đi dạy học bị lũ cuốn trôi
TPO - Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 15 gây mưa lớn và nhiều hồ thủy điện, thủy lợi xả lũ với lưu lượng lớn, nhiều khu vực tại Gia Lai, Kon Tum ngập nặng. Hai cô giáo bị nước lũ cuốn trôi.

> Nước lũ vây nhà dân, 30 người chết, mất tích
> Phú Yên: Thủy điện xả lũ lớn uy hiếp hạ du
> Nước lũ vây nhà dân, 30 người chết, mất tích
> Miền Trung ngập chìm trong lũ, đã có người tử vong 

Lũ gây ngập nhiều huyện phía đông Gia Lai
Lũ gây ngập nhiều huyện phía đông Gia Lai.

Tại Gia Lai, nhiều tuyến đường tại thị xã An Khê và huyện K’Bang bị ngập sâu trong nước, gây tắc nghẽn tuyến đường. Ngay tại khu vực đèo An Khê bị sạt lở nặng gây ách tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 19. Địa phương đã huy động nhiều máy ủi, máy xúc để thông tuyến đảm bảo giao thông đi lại.

Cuối giờ chiều 16/11, nhiều địa phương có số liệu thống kê thiệt hại ban đầu: huyện Krông Pa 600 ha lúa, hoa màu bị ngập; thị xã An Khê có khoảng 34 hộ gia đình bị ngập; ở huyện Kbang có 38 nhà dân phải di dời do ngập lụt, tuyến đường Đông Trường Sơn qua Sơn Lang bị sạt lở.

Sáng 15/11, tại khu vực ngầm Tà Nang (xã Đông, huyện K’Bang, Gia Lai), hai cô giáo Nguyễn Thị Hằng Nga (ở tổ dân phố 5, thị trấn Kbang) và Nguyễn Thị Yến (33 tuổi - ở tổ dân phố 2, thị trấn Kbang) bị nước cuốn trôi trên đường đi dạy tại xã Kông Lơng Khơng.

Cô Nga đã tử vong ngay sau đó, cô Yến vẫn còn mất tích.

Mưa lớn, cộng với việc xả lủ gấp khiến nhiều vùng ở hạ lưu thủy điện An Khê – Ka Nak cũng rốt ráo chạy lũ. Theo ông Hồ Văn Diện – phó chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa, khoảng 2giờ ngày 16/11, nhà máy thuỷ điện An Khê – Ka Nak xả lũ thượng nguồn nên nước về gây ngập các vùng hai bên bờ sông Ba - đoạn chảy qua thị xã. Trong đêm, UBND thị xã đã huy động người và phương tiện đưa toàn bộ dân, trâu bò ra khỏi khu vực nguy hiểm để hạn chế thiệt hại.

Tại Kon Tum, do nước lũ lớn nên đoạn Quốc lộ 24 – Kon Tum đi Quảng Ngãi đã bị tắc nghẽn, các phương tiện không thể lưu thông. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng huy động lực lượng và phương tiện làm đường tạm đi bộ cho người dân đi lại.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum cho biết, trong 2 ngày 14 và 15/11 trên địa bàn tỉnh có đợt mưa to đến rất to, lượng mưa đo được trung bình từ 55 – 100mm, riêng các huyện Kon Plong, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông là 140 – 210mm. Do đó, nước lũ trên sông Đắk Bla tại huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum dâng khá nhanh gây sạc lở và ách tắc giao thông nhiều tuyến đường.

Các tuyến đường Đông Trường Sơn bị sạt lở nhiều đoạn. Đến chiều tối 15/11 các phương tiện ô tô, xe máy vẫn chưa thể lưu thông. Đến cuối giờ chiều ngày 16/11, mực nước trên các sông đã giảm xuống.

Tại xã Đăk Nên, Kon Plông, chính quyền tổ chức di dời 85 hộ dân, nhiều ha hoa màu bị hư hại do lũ, nhiều diện tích cây mì, lúa bị cuốn trôi.

Lũ làm chết 4 con bò và 1 con trâu. Trên toàn tỉnh Kon Tum có 4 công trình bị hư hỏng tại các huyện Kon Rẫy, Tu Mơ Rông. Ước tính ban đầu mưa lũ đã gây thiệt hại gần 60 tỉ đồng.

Theo Viết
MỚI - NÓNG