Bò chết, dân vùng lũ bật khóc vì xót của

Bò chết, dân vùng lũ bật khóc vì xót của
Nhiều người dân huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) bật khóc vì xót của khi hàng loạt con bò trị giá hơn 20 triệu đồng được xem là lớn đối với gia đình họ bị lũ cuốn trôi.

> Bình Định: Người chết, nhà trôi bởi 'quả bom nước'

Sáng 18/11, chúng tôi trở lại vùng rốn lũ Hành Thiện, Hành Tín Đông và Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Vừa qua cầu Cộng Hòa, đập vào mắt chúng tôi là rất nhiều gia súc, gia cầm chết la liệt.

Rất nhiều gia súc, gia cầm chết la liệt
Rất nhiều gia súc, gia cầm chết la liệt.
Chị Dương Thị Duyên, xã Hành Thiện, bật khóc bên con bò trị giá hơn 20 triệu đồng chết ngạt trong nước lũ
Chị Dương Thị Duyên, xã Hành Thiện, bật khóc bên con bò trị giá hơn 20 triệu đồng chết ngạt trong nước lũ.
Hai con bò của ông Sang, xã Hành Tín Đông, bị dòng nước lũ nhấn chìm chết ngay trong nhà
Hai con bò của ông Sang, xã Hành Tín Đông, bị dòng nước lũ nhấn chìm chết ngay trong nhà.
 

Sau cơn lũ dữ, người dân các địa phương trên đang chạy đua với thời gian để làm một việc, đó không phải dọn dẹp nhà cửa sau lũ mà là… xẻ thịt bò, xẻ thịt trâu ăn thay cơm.

Toàn huyện Nghĩa Hành có hơn 1.000 con trâu, bò, hơn 4.700 con heo, hơn 67.700 con gà, vịt chết trong trận lụt kinh hoàng vừa qua. Hình ảnh những người nông dân quanh năm cầm cuốc làm ruộng giờ phải cầm dao thới từng lát thịt trên những con bò bị chết do lũ, ai nấy đều buồn rười rượi. Họ đang chạy đua với thời gian để bò không phải bị sình, thối. Khắp nơi ruồi, nhặng bay vi vo.

Đi sâu vào các xóm dọc theo triền sông Vệ, cảnh tượng bò, heo chết khắp nơi khiến nhiều người không khỏi xót xa. Bởi con bò, con trâu gần như là tài sản lớn nhất của người nông dân, nhiều gia đình phải thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng mua bò về nuôi với hy vọng đổi đời nhưng giờ hy vọng đó đã bị dập tắt khi con bò là “đầu cơ nghiệp” đã không còn.

Dọc tỉnh lộ 624, nhiều người dân bê thịt bò chết lũ ra bán nhưng chẳng thấy người mua, dù là bán với giá rẻ như bèo…

Chị Dương Thị Duyên, xã Hành Thiện, bật khóc bên con bò trị giá hơn 20 triệu đồng chết ngạt trong nước lũ. Để có con bò này, chị phải thế chấp sổ đỏ để vay 20 triệu đồng, mua con bò hết 16 triệu đồng về nuôi, 4 triệu còn lại chị làm chuồng. Chỉ sau một đêm chuồng bị nước nước lũ làm đổ sập, con bò lăn ra chết. “Giờ tôi chẳng còn gì hết. Ngân hàng mà đòi nợ chắc gán căn nhà này thôi” – chị Duyên bật khóc.

Một con bò chết trong lũ đã được xẻ thịt
Một con bò chết trong lũ đã được xẻ thịt.
Bò chết quá nhiều nên dù có bán rẻ như bèo nhưng ông Hộ, xã Hành Tín Đông, ngồi từ trưa đến chiều 16.11 vẫn chưa bán được hết một cái đùi bò
Bò chết quá nhiều nên dù có bán rẻ như bèo nhưng ông Hộ, xã Hành Tín Đông, ngồi từ trưa đến chiều 16.11 vẫn chưa bán được hết một cái đùi bò.
 

Anh Trần Văn Khánh ở cùng xã thẫn thờ bên con bò trị giá hơn 20 triệu đồng là tài sản lớn nhất trong nhà bị chết do lũ dữ. Anh Khánh buồn bã nói: “Dự định nuôi con bò lớn bán lấy tiền lo cho hai đứa con đang học ở Sài Gòn nộp học phí sau tết, thế mà giờ thì bò chẳng còn nữa rồi. Sắp tới chẳng biết lấy gì đưa cho con nộp học hết”.

Cũng có người may mắn khi con bò của họ thoát chết trong lũ. Ông Tuấn, xã Hành Thiện, sau một buổi đi tìm đã tìm thấy con bò của ông bị dòng nước lũ cuốn trôi đi hơn 2 km
Cũng có người may mắn khi con bò của họ thoát chết trong lũ. Ông Tuấn, xã Hành Thiện, sau một buổi đi tìm đã tìm thấy con bò của ông bị dòng nước lũ cuốn trôi đi hơn 2 km.
Heo chết do lũ dữ
Heo chết do lũ dữ.
 

Cũng lâm vào cảnh bò chết, nhưng bị chết đến hai con bò một lúc, ông Sang ở xã Hành Tín Đông nói: “Tôi gọi người mua bò đến ra giá mua giúp nhưng chẳng ai đến. Không lẽ bỏ thối thì tiếc lắm, tôi tự tay xẻ bò bán đổ, bán tháo cho bà con, hy vọng vớt vát được chút ít chứ để đó qua hôm sau thì mất trắng. Xong hai con bò này, tôi phải qua nhà mẹ tôi xẻ một con bò nữa cũng chết rồi”.

Nhiều người dân đã phải làm thịt bò ăn thay cơm. Hình ảnh những người nông dân khóc nức nở bên “đầu cơ nghiệp” của mình khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng…

Theo Một Thế Giới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Việt Nam chuyển tải 3 thông điệp lớn tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS

TPO - Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị. Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dịp để Việt Nam chuyển tải 3 thông điệp lớn.
Thông tuyến Quốc lộ 4D sau sạt lở nghiêm trọng, cảnh báo nguy cơ tái sạt do mưa lớn

Thông tuyến Quốc lộ 4D sau sạt lở nghiêm trọng, cảnh báo nguy cơ tái sạt do mưa lớn

TPO - Sau vụ sạt lở nghiêm trọng cướp đi sinh mạng một người đàn ông vào chiều 2/7, điểm sạt tại Km76+650 Quốc lộ 4D (đoạn qua Lai Châu – Lào Cai) đã được khắc phục. Tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài, nguy cơ tiếp tục sạt lở vẫn hiện hữu. Lực lượng chức năng khuyến cáo người dân thận trọng khi lưu thông qua khu vực này.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.