Cả làng 'rồng rắn' đi mua nước

Người dân xã Mỹ Chánh phải đi mua nước nhiều năm nay. Ảnh: H. Văn
Người dân xã Mỹ Chánh phải đi mua nước nhiều năm nay. Ảnh: H. Văn
TP - 3 năm nay, dù ống dẫn nước lắp tận nhà nhưng hàng nghìn hộ dân xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định phải đối mặt điệp khúc thiếu nước sạch, đặc biệt là những ngày nắng nóng, cả làng phải rồng rắn đi mua nước để ăn uống tắm rửa.  

Ông Trần Cảnh Triệu - trưởng thôn An Xuyên 1 nheo mắt nhìn ra đường nơi những lượt xe nối nhau chở những can, thùng đội nắng buổi trưa rồng rắn đi chở nước, thở dài: “Chân lấm tay bùn làm quần quật ngoài đồng cả ngày rồi lại lo đi chở nước. Ba năm nay rồi, không mua lấy chi mà dùng”.

Tình trạng thiếu nước của xã diễn ra trầm trọng và kéo dài. Có đến hơn 70% giếng nước trong xã bị nhiễm phèn, mặn.

Ông Trần Văn SangBí thư Đảng ủy,

Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh

Mỗi can (30 lít) nước ngọt mua với giá 1.000 đồng, nước lợ giá 500đồng/can. Của một đồng công một nén. Để có được một can nước sinh hoạt, người dân An Xuyên phải tìm về xã Cát Minh cách đó hơn 2 cây số hoặc về thôn Hiệp An (xã Mỹ Chánh) nhưng nước không đảm bảo chất lượng. Nhà ít người thì mỗi ngày chở một lần, đông người thì phải bố trí hẳn một nhân lực chuyên đi chở nước.

Mới sinh con nhỏ được 5 tháng tuổi, ở nhà nội trợ, chị Trần Cảnh Diễm My hạn chế mức thấp nhất lượng nước phải dùng. Rửa rau hay đồ ăn thì dùng nước mặn rồi rửa tráng qua lại bằng nước ngọt. Nước vo gạo, rửa rau thì dồn lại để rửa chén bát, chân tay. Áo quần phải mang ra ao hồ giặt rồi về giũ lại bằng thau nước sạch cho khỏi bám rong rêu, phân vịt. “Biết là không đảm bảo vệ sinh, dễ sinh bệnh tật nhưng tình thế vậy thì đành chấp nhận chứ biết sao” - chị phân trần.

Từ ruộng muối về, ông Dương Văn Mót (xóm Sở, thôn An Xuyên 1) tất tả kéo xe chạy về hướng xã Cát Minh để mua nước. Nhà 5 người, nhu cầu dùng nước nhiều, nhất là trong những ngày nắng nóng nên phải dùng xe kéo để chở. “11 can chỉ đủ trong hai ngày, đấy là đã tiết kiệm lắm rồi. Mùa nắng nóng lại đến rồi, lại còng lưng đi chở nước”, ông Mót thở dài.

Chỉ biết chờ

Theo anh Võ Thành Hưng - cán bộ tài nguyên môi trường xã Mỹ Chánh, tình trạng không có nước sinh hoạt kéo dài nhiều năm nay, đỉnh điểm từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Người dân phải tận dụng mọi nguồn nước để dùng, khi thì dẫn nước trên núi xuống, người thì đào giếng dùng tạm nước nhiễm mặn, phèn, chỗ thì múc nước ruộng… Riêng ở các thôn An Xuyên 1, 2, 3; Thái An, Lương Trung, Lương Thái, Thượng An, Đông An đều phải đi mua nước về dùng.

Giữa năm 2014, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ có về khảo sát cho dự án cung cấp nước sạch cho dân nhưng vẫn chưa biết thời điểm cụ thể triển khai. Còn trạm cấp nước sinh hoạt của xã hiện xuống cấp, nước hút trực tiếp không qua xử lý và chỉ đủ cung cấp cho số ít hộ dân ở các thôn đầu nguồn.

Ông Lưu Trọng Đạo, Chủ nhiệm HTX Điện - Nước Mỹ Chánh, đơn vị chịu trách nhiệm vận hành cấp nước cho xã Mỹ Chánh, cho biết: Công trình cấp nước sinh hoạt của xã xây dựng từ năm 2003, kinh phí 2,4 tỷ đồng. Năm 2004 đưa vào sử dụng. Theo thiết kế, trạm nước có công suất 900m3/ngày đêm, phục vụ cho 1.500 hộ dân nhưng công suất thực tế chỉ đạt 300 m3/ngày đêm. Chỉ khoảng 300 hộ dân ở các thôn đầu nguồn được dùng nước.

Hiện công trình xuống cấp, hệ thống bể lọc bị hư hại, không có hệ thống bể lắng, tách phèn theo quy trình nên chất lượng nước chưa được đảm bảo. Trạm có 4 giếng thì chỉ một giếng có nước. Dù giếng này đang trong thời gian thử nghiệm nhưng do tình hình quá cấp thiết nên trở thành nguồn dẫn nước chính cho trạm.

Ông Trần Văn Sang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh cho biết: Tình trạng thiếu nước của xã diễn ra trầm trọng và kéo dài. Có đến hơn 70% giếng nước trong xã bị nhiễm phèn, mặn. Không chỉ ảnh hưởng đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của người dân. Toàn xã có 265 ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản nhưng do ảnh hưởng nguồn nước nên chỉ đạt sản lượng khoảng 50%.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.