Khi CSGT dìm mình trong khói bụi, nắng mưa…

CSGT tác nghiệp trên tuyến đường không một bóng cây. Ảnh: Minh Đức
CSGT tác nghiệp trên tuyến đường không một bóng cây. Ảnh: Minh Đức
TPO - Cây cối khô héo dưới cái nắng, nóng gần 47 độ C, nhưng lực lượng CSGT dìm mình trong khói bụi, mưa nắng như “chảo lửa” để tác nghiệp. Tuy nhiên ít ai hiểu được cuộc sống và những áp lực mà họ đang phải đối diện, thậm chí cả những lời thị phi.

Tác nghiệp giữa “chảo lửa” khi cây cối bị thiêu rụi

Vào đầu tháng 7/2015, chúng tôi đi trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai không khỏi bất ngờ chứng kiến cây cối trên tuyến đường này bị thiêu rụi bởi cái nắng, nóng lên tới 47 độ C. Đại tá Phạm Văn Hòa - Phó trưởng Phòng 10 kiêm Đội trưởng Đội CSGT số 1 (Cục CSGT – Bộ Công an) cho biết, nhiệt độ mặt đường vào thời điển này đo được lên tới từ 52 đến 54 độ C. Nhiều đoạn đường bị cái nắng dội xuống bị tan chảy, sùi lên, lằn rãnh. Thế nhưng, các chiến sỹ CSGT vẫn gồng mình canh gác đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện qua lại.

Có mặt tại khu vực trạm thu phí Nội Bài, chứng kiến cảnh mồ hôi chảy ròng ròng, cùng với cát bụi nham nhở trên mặt trung tá Phạm Hồng Thanh, Đội CSGT số 1, Phòng 10, Cục CSGT mà chúng tôi không khỏi nhói lòng. Trung tá Thanh chia sẻ, có những lúc được giao nhiệm vụ đảm bảo cho đoàn lãnh đạo cao cấp đi qua tuyến đường nhiều, chiến sỹ phải chấp nhận vừa phơi mình trong cái nắng như như đổ lửa chỉ trong giây lát lại phải ngâm mình khi trời bất ngờ đổ mưa. Thời tiết thay đổi, điều kiện tác nghiệp khắc nghiệt đã khiến không ít cán bộ chiến sỹ đổ bệnh. Thêm vào đó là những mối nguy hiểm rình rậm mỗi khi “ma men mát ga” trên tuyến đường này.

Khi đấu tranh với tội phạm, có chiến sỹ CSGT còn mang thương tật trên mình, điển hình như đại tá Lê Đức Đoàn, nguyên cán bộ Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội. Đã 40 năm công tác trong ngành CSGT mà không có đồng nghiệp hay người dân nào phàn nàn về ông. Gần ấy năm công tác trong ngành, ông đã cứu trên 20 mạng người khỏi miệng hà bá sông Hồng, hàng chục người liên quan các vụ tai nạn giao thông. Ngoài ra thượng tá Đoàn còn cứu hàng chục vụ xe cháy, đẩy xe gặp nạn chết máy… Người dân cũng luyến tiếc vì dòng người tấp nập xuôi ngược kia sẽ đã vắng bóng một người tận tụy hết lòng với nhân dân đúng nghĩa là “đầy tớ của nhân dân”, kể từ ngày 1/11/2014. Dù không còn làm nhiệm vụ, nhưng nhiều người dân vẫn nhớ lời nói của đại tá Đoàn “hãy tuôn thủ Luật Giao thông để giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ”.

Khi CSGT dìm mình trong khói bụi, nắng mưa… ảnh 1

CSGT phải làm việc hàng ngày, hàng giờ trên những mặt đường nắng cháy. Ảnh: Minh Đức

Khi CSGT dìm mình trong khói bụi, nắng mưa… ảnh 2

Nhiệt độ ngoài trời lên tới 47 độ C. Ảnh: NT

Áp lực tứ phía

Không chỉ tác nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm rình rập, mà lực lượng CSGT còn chịu áp lực tứ phía. Áp lực khi dừng xe bị tài xế có lời nói xúc phạm cá nhân, danh dự ngành, khi dừng xe còn phải nghe điện thoại cầu cứu, xin xỏ…thậm chí có trường hợp xin xỏ không được quay sang doạ nạt, cản trở, chống đối…

Có lần bị đăng đàn về việc CSGT là đối tượng tham nhũng nhiều nhất từ kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố, điều đó đã khiến nhiều cán bộ, chiến sỹ CSGT không khỏi buồn lòng. Về việc này trao đổi với PV Tiền Phong, đại tá, Phạm Văn Hòa - Phó trưởng Phòng 10 thẳng thắn nói: Ở bất cứ cơ quan nào, lĩnh vực nào, ngành nghề nào, từng lúc, từng nơi vẫn còn người sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Tuy nhiên ở chừng mực nào đó vẫn chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.

Khi CSGT dìm mình trong khói bụi, nắng mưa… ảnh 3

Một chiếc bìa cát tông dùng để che thiết bị cân tải. Ảnh: Minh Đức

Với chức năng nhiệm vụ, các chiến sĩ CSGT thường xuyên phải làm việc xa trụ sở, xa gia đình và trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, nắng mưa, giá rét thất thường. Nhiều ngày qua thời tiết nắng nóng, các chiến sĩ CSGT phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa bàn đơn vị phụ trách) lên tới từ 47 đến 54 độ C, thêm vào đó môi trường làm việc nhiều khói bụi, khí thải từ xe cớ giới, tiếng ồn.  

Ngoài ra, có trường hợp người vi phạm, phản kháng, gọi điện thoại nhờ người can thiệp, thậm chí là dùng cả tiền để mua chuộc. Chính vì thế để lập được một biên bản vi phạm, lực lượng CSGT gặp rất nhiều khó khăn.

Trò chuyện với Tiền Phong, CSGT tên N.T.S cho biết: sau 3 tuần tác nghiệp trong điều kiện thời tiết nắng nóng trên tuyến đường, da anh chuyển màu đen sạm. "Khi về thăm gia đình, cô con gái 5 tuổi phải ngó nghiêng một hồi mới nhận ra bố", anh S kể.

Với đặc thù công việc như vậy, các chiến sĩ CSGT ít có điều kiện chăm sóc cho gia đình, thậm chí có người gặp phải cảnh đổ vỡ. "Hạnh phúc gia đình là quý giá, song mạng sống con người còn quý giá hơn. Có thể nghề nghiệp ảnh hưởng tới gia đình nhưng chúng tôi hiểu công việc của mình mang tới sự an toàn cho những người đang hàng ngày lưu thông trên đường. Chúng tôi không ân hận khi lựa chọn nghề", chiến sỹ P.V.H cho biết.

Trao đổi với Tiền Phong, đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội cho biết, ngoài việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT cũng tận tình đưa các thí sinh bị lạc đường đến điểm thi, tìm địa điểm cho thi sinh và phụ huynh ở trọ.

Khi CSGT dìm mình trong khói bụi, nắng mưa… ảnh 4

CSGT dưới cái nắng đổ lửa. Ảnh: Minh Đức

Ngoài ra, các chiến sĩ cảnh sát giao thông còn phải chịu áp lực công
 

Nghiên cứu của Phân viện bảo hộ lao động thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nghề CSGT có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, bệnh lao phổi, cao hơn cả ngành dệt may. Liên quan đến những khó khăn và nguy cơ mắc những căn bệnh trên, nhiều người tỏ ra chia sẻ với cán bộ chiến sỹ CSGT. Tuy nhiên bênh cạnh đó cũng không ít người thiếu thiện cảm với CSGT, đặc biệt đối với người vi phạm Luật Giao thông.
MỚI - NÓNG