Cấp thiết cổ phần hóa DNNN, tạo mọi kiều kiện cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
TPO - Thủ tướng cho rằng, việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết, đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.

Ngày 29/6, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XII.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến với điểm cầu chính ở Trung ương và trực tuyến triển khai đến cấp huyện, xã đối với những nơi có điều kiện tổ chức trực tuyến.

Hội nghị nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo chủ chốt các cơ quan trung ương, địa phương nắm những nội dung cơ bản, những điểm mới của các nghị quyết; vận dụng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của cơ quan, đơn vị; tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, các đại biểu dự hội nghị cần bám sát quan điểm chỉ đạo, thống nhất nhận thức và các nội dung cốt lõi của nghị quyết.

Thủ tướng cho biết, khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lần này được nói rõ hơn, phân tích đầy đủ hơn. Đó là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, khâu đột phá quan trọng, tạo động lực giải phóng nguồn lực, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, nhất là trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ .

Về Nghị quyết cơ cấu lại, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà  nước, Thủ tướng cho rằng, việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp cùng các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân là động lực phát triển của nền kinh tế, khuyến kích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển.

Thủ tướng đề nghị từng cấp ủy, từng cơ quan đề xuất phương hướng mục tiêu, giải pháp trong lĩnh vực nhiệm vụ công việc được giao, đồng thời tiếp tục nghiên cứu đề xuất, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong trong từng lĩnh vực, ngành, cơ quan đơn vị để những quan điểm, những định hướng chỉ đạo các nội dung cơ bản của Nghị quyết trung ương 5 được áp dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Để Nghị quyết Trung ương 5 đi vào cuộc sống, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm phải lớn, hành động phải quyết liệt và khen thưởng phải nghiêm minh.

Tại hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã giới thiệu nội dung cơ bản về 3 nghị quyết: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; và về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.